Phần mềm DMS là gì? Giải pháp DMS để làm gì ? Triển khai DMS như thế nào?

Phần mềm DMS là gì? Giải pháp DMS để làm gì ? Triển khai DMS như thế nào?

Hiện nay, công nghệ 4.0 ra đời được xem là bước phát triển vượt bậc của nền công nghệ hiện đại. Thành tựu của công nghệ 4.0 chính là sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu Big Data…

Đã giúp Doanh Nghiệp loại bỏ các phương thức thủ công, giảm thiểu sai sót, thao tác nhanh chóng và chính xác. Đây cũng chính là tiền đề để hình thành hệ thống dms, giải pháp quản lý hệ thống phân phối. Vậy DMS là gì?

Dms là gì?

Đối với lĩnh vực phần mềm quản lý hệ thống phân phối thì DMS là chữ viết tắt của từ Distribution management system – quản lý hệ thống kênh phân phối) là phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp quản lý các hoạt động phân phối hàng hóa ra thị trường, diễn biến tại các kênh phân phối, bao gồm quản lý nhân viên thị trường, tự động hóa bán hàng, kiểm soát hàng tồn và các biến động ngoài thị trường, quản lý công nợ…

Còn đối với lĩnh vực khác thì theo wiki DMS được định nghĩa là:

DMS là Hệ thống quản lý tài liệu là một hệ thống được sử dụng để nhận, theo dõi, quản lý và lưu trữ tài liệu và giảm giấy. Hầu hết có khả năng giữ một bản ghi của các phiên bản khác nhau được tạo và sửa đổi bởi những người dùng khác nhau.

A document management system (DMS) is a system used to receive, track, manage and store documents and reduce paper. Most are capable of keeping a record of the various versions created and modified by different users (history tracking). In the case of the management of digital documents such systems are based on computer programs. The term has some overlap with the concepts of content management systems. It is often viewed as a component of enterprise content management (ECM) systems and related to digital asset management, document imaging, workflow systems and records management systems.

Giải pháp DMS là gì?

Đối với công ty, tập đoàn việc phân phối sản phẩm ra thị trường là rất quan trọng và việc quản lý toàn bộ hệ thống phân phối ở quy mô lớn hoặc quy mô đa quốc gia thì rất phức tạp.

Do vậy để hạn chế và khắc phục được các khó khăn hiện tại, Doanh Nghiệp đã lựa chọn và áp dụng các giải pháp công nghệ phần mềm vào sản xuất và phân phối.

Dựa trên nền tảng ứng dụng công nghê điện toán đám mây, Giải pháp DMS (eSales Cloud DMS) ra đời với sứ mệnh giúp Doanh Nghiệp kiểm soát và đo lường đầy đủ từ:

  • Sell-in công ty đến các Nhà Phân Phối (NPP)
  • Đại Lý
  • Khách Hàng từ kênh phân phối truyền thống (GT) đến kênh phân phối hiện đại (MT)
  • Sell-out từ NPP
  • Đại lý
  • Cửa hàng,..hoặc off-take từ siêu thị, cửa hàng,
  • Đến người dùng cuối.

Ngoài ra, hơn 12 năm cung cấp các giải pháp cho tập đoàn lớn như Johnson & Johnson, Kao, P&G,…HQsoft cung cấp phần mềm quản lý bán hàng dms với các module chuyên biệt cho từng đối tượng người dùng hỗ trợ Doanh Nghiệp kiểm soát và quản lý các vấn đề trong phân phối và bán hàng.

Phần mềm DMS dùng cho đối tượng nào?

Đối với công ty, tập đoàn việc phân phối sản phẩm ra thị trường là rất quan trọng và việc quản lý toàn bộ hệ thống phân phối ở quy mô lớn hoặc quy mô đa quốc gia thì rất phức tạp.

Do vậy để hạn chế và khắc phục được các khó khăn hiện tại, Doanh Nghiệp đã lựa chọn và áp dụng các giải pháp công nghệ phần mềm vào sản xuất và phân phối.

Dựa trên nền tảng ứng dụng công nghê điện toán đám mây, Giải pháp DMS (eSales Cloud DMS) ra đời với sứ mệnh giúp Doanh Nghiệp kiểm soát và đo lường đầy đủ từ:

Sell-in công ty đến các Nhà Phân Phối (NPP)
Đại Lý
Khách Hàng từ kênh phân phối truyền thống (GT) đến kênh phân phối hiện đại (MT)
Sell-out từ NPP
Đại lý
Cửa hàng,..hoặc off-take từ siêu thị, cửa hàng,
Đến người dùng cuối.

Triển khai DMS như thế nào?

Những giá trị hệ thống quản lý phân phối (Distribution Management System – DMS) mang lại không còn phải bàn cãi. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn điển hình như: Mead Johnson, Miwon, Lotte, Unilever, P&G, Vinamilk, bia Sài Gòn, Calofic,… đã tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh từ hệ thống DMS. Với những thông tin hấp dẫn về sự thành công của phần mềm DMS ở các doanh nghiệp dẫn đầu ngành, các doanh nghiệp nhỏ hơn đã và đang (hoặc có kế hoạch) triển khai DMS cho theo kịp cạnh tranh thị trường.

Nhưng quá trình triển khai gặp khá nhiều thách thức, nếu không làm triệt để dự án kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ở một số tình huống xấu, dự án phải đóng lại trong thất bại. Dưới đây là một vài tác nhân chính dẫn đến những thách thức trong việc triển khai hệ thống DMS.

1. Thiếu sự quyết liệt từ ban giám đốc

Đưa một hệ thống CNTT mới vào doanh nghiệp luôn đối diện với nhiều khó khăn. DMS thì có nhiều thách thức hơn vì nó có tầm ảnh hưởng rộng. Đầu tiên hệ thống mới có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của các thành viên chủ chốt trong công ty và gây lo lắng cho người dùng cuối như các salesman.

Một thách thức lớn mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt khi triển khai hệ thống DMS là sự phản đối của salesman do hệ thống mới làm minh bạch hoá thông tin và có thể đe doạ đến những thành viên làm việc không có quy tắc hoặc gây tâm lý bị kiểm soát cho các nhà phân phối,… Bởi tâm lý chung của nhiều người đi làm luôn sợ cái mới, sợ sự thay đổi, và sợ thất bại.

Nhiều khi ban giám đốc quá bận rộn và không theo sát, tạo tính cấp bách để dẫn dắt sự thay đổi và hỗ trợ kịp thời cho dự án. Nhất là tâm lý “dùng cũng được không dùng cũng chẳng sao” thường thấy ở các doanh nghiệp nhỏ dẫn đến dự án áp dụng DMS dễ đi vào ngõ cụt.

2. Quy trình nghiệp vụ chưa sẵn sàng

Rất nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm sẽ tư vấn giúp mình về quy trình nghiệp vụ và không đặt ưu tiên tối ưu quy trình nghiệp vụ trước khi triển khai phần mềm.

Vậy đâu là cơ sở để chọn nhà cung cấp giải pháp phù hợp? Đâu là điều kiện nghiệm thu tính năng đã triển khai đúng so với yêu cầu? Bản chất giải pháp phần mềm chỉ là công cụ để triển khai quy trình nghiệp vụ và chính sách hiện có trong doanh nghiệp.

Vì vậy, nếu quản lý doanh nghiệp không dành thời gian ưu tiên việc tối ưu hoá quy trình nghiệp vụ, kết quả dự án thường thất bại vì có quá nhiều thay đổi, phạm vi dự án vượt ra ngoài kế hoạch ban đầu, nhà cung cấp giải pháp phần mềm đòi lấy thêm chi phí cho sự thay đổi.

Hãy dành thời gian để ưu tiên tối ưu hoá quy trình hiện có trước khi mời đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm đến.

3. Giao dự án sai đối tượng

Dự án xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm DMS ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Người đảm nhận vai trò trưởng dự án ngoài có kỹ năng quản lý dự án thì đòi hỏi phải hiểu rõ mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, kiến thức về hệ thống phân phối, có kỹ năng dẫn dắt sự thay đổi, và quan trọng là có tầm ảnh hưởng đến các bộ phận nghiệp vụ liên quan.

Nhiều lãnh đạo xem DMS là một phần của hệ thống thông tin và giao cho trưởng bộ phận công nghệ thông tin (CNTT) làm trưởng dự án. Hạn chế của lựa chọn này là liệu rằng trưởng bộ phận CNTT có hiểu biết rõ về chiến lược kinh doanh, kiến thức nghiệp vụ về DMS, và khả năng lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ khác?

Mặc dù người làm CNTT thường có kỹ năng quản lý dự án rất tốt và có hiểu biết sâu sắc về nền tảng công nghệ DMS. Trong khi nếu giao trưởng dự án cho bộ phận kinh doanh thì họ có thể làm tốt các hạn chế mà người CNTT gặp phải, nhưng họ có thể gặp khó khăn ở kỹ năng quản lý dự án. Việc giao dự án sai người có thể gây thêm nhiều thách thức cho việc triển khai DMS.

4. Năng lực nhà cung cấp phần mềm kém

Các nhà cung cấp phần mềm luôn vẽ lên một bức tranh màu hồng khi chào mời giải pháp. Và họ luôn khéo léo để kéo sự chú ý vào những điểm mạnh mà phần mềm của họ có được thay vì tập trung vào những yêu cầu quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Chính vì vậy có những dự án đã đi vào hoạt động một thời gian người dùng cuối mới bắt đầu than vãn: phần mềm không đáp ứng quy trình họ đang làm, hoặc phần mềm yêu cầu quá nhiều thao tác hơn thực tế mà họ đang làm. Hậu quả là nhiều trường hợp phải huỷ dự án và mời nhà cung cấp khác đến triển khai.

Cách tiếp cận thông minh là luôn có một danh sách các câu hỏi để đánh giá năng lực của nhà cung cấp, và khả năng đáp ứng của các tính năng so với quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp.

Cẩn thận hơn, bạn có thể gửi phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp đã triển khai giải pháp của nhà cung cấp phần mềm đang chọn để đánh giá về quy trình triển khai, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

5. Sự phối hợp không đồng bộ của nhiều bộ phận chức năng

Hệ thống DMS đòi hỏi sự phối hợp giữa bộ phận CNTT, Sales, Marketing, Logistic, Sản xuất,… Nhiều khi không định rõ vai trò trách nhiệm của mỗi bộ phận trên một quy trình chung sẽ dẫn đến các bộ phận đùn đẩy nhau trong việc phối hợp.

Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn có chi nhánh và nhà phân phối (NPP) cùng tham gia vào hệ thống DMS, khi ấy đòi hỏi cấu hình cây đơn vị của phần mềm phải có phân quyền rõ ràng, đảm bảo tính bảo mật thông tin giữa các chi nhánh, NPP. Điều này không phải nhà cung cấp phần mềm DMS nào cũng làm được.

Đây là lý do tại sao phần hệ thống hoá quy trình và trưởng dự án phải có tầm ảnh hưởng đến các bộ phận liên quan.

6. Chính sách đào tạo người dùng cuối

Nhiều doanh nghiệp than rằng: “Tỉ lệ nghỉ việc của salesman lớn hơn 30% sau khi triển khai DMS”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự việc này. Khi chưa áp dụng hệ thống phần mềm DMS, salesman thích đi bán thì bán, thích cafe thì cafe, có thể tạo dữ liệu ảo để đạt KPIs,…

Nhưng khi sử dụng DMS tất cả các hoạt động của salesman được giám sát chặt chẽ: yêu cầu check-in, chụp hình, quản lý khu vực chỉnh lộ trình đi tuyến, nhất cử nhất động của salesman đều được giám sát chặt chẽ,… salesman cảm thấy mất tự do và đó là một trong những lý do chính họ xin nghỉ việc.

Do vậy, trước khi hệ thống DMS được triển khai thì việc đào tạo nâng cao nhận thức luôn cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó đội dự án cần truyền đạt cho salesman biết những giá trị mà hệ thống mới có thể hỗ trợ cho họ, để họ hiểu phần mềm DMS là công cụ hỗ trợ bán hàng và nâng cao doanh số.

7. Đừng bỏ quên phần hồn của chỉ số

Khi đã sẵn sàng cho một hệ thống DMS đi vào hoạt động, biết được sales đi đâu, bán hàng cho ai, bán những gì, đơn hàng được cập nhật theo thời gian thực,…

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là: như vậy đã đủ?

Tất cả đều chưa làm đủ, hệ thống DMS chỉ đem về thông tin một cách tức thời, minh bạch và hỗ trợ công việc của doanh nghiệp. Có những trường hợp sau khi ứng dụng DMS sự thật về doanh nghiệp mới được “lột trần”, doanh nghiệp sẽ vẫn cảm thấy thiếu, thậm chí cảm thấy phần mềm chẳng giúp ích gì cả. Vậy để có thể tạo nên những “cú hích” trong kinh doanh việc cần làm khi nhận các báo cáo từ DMS là:

So sánh hiện trạng được chỉ ra trong các báo cáo với thời gian trước đó, xem có gì khác lạ và khác với biên độ bao nhiêu. Ở một biên độ nào đó, theo kinh nghiệm chúng ta sẽ thấy đó là vấn đề.

Ví dụ: bình thường mức dao động cho phép là 5% thì tất cả những gì vượt quá 7% là bất thường và cần được tìm hiểu.
Kể cả đã phán đoán nhiều khả năng vấn đề là gì cũng không nên khăng khăng vội. Hãy đặt ra mọi câu hỏi với tất cả các địa bàn để xem câu trả lời ở từng nơi với các đặc thù khác nhau là gì.

Bước này là quan trọng nhất vì nó không giới hạn vấn đề trong những định kiến của riêng một cá nhân nào. Và quan trọng hơn, là huy động được trí tuệ tập thể, từ những người ở cấp thấp nhất (hàng ngày va chạm với thực tế) tới cấp cao nhất (vốn quen định hướng vĩ mô) trong hệ thống.
Gom lại các nguyên nhân và chọn ra điểm chung của toàn địa bàn lớn, chỉ tập trung vào những lý do chung, xử lý các lý do mang tính đặc thù của riêng địa bàn sau.

Đưa ra giải pháp và sau đó áp dụng thử, nếu thành công thì triển khai trên toàn bộ các địa bàn. Đồng thời coi nó là nguyên tắc hành xử chuẩn cho các biến động tương lai.
Như vậy, con số cũng chỉ là công cụ, phần hồn của chỉ số vẫn phải nằm trong những cái đầu lão luyện, đã quá quen với việc thực tế được mô hình hóa thành những con số. Có như vậy thì câu chuyện mới sáng rõ, chúng ta biết phải làm gì tiếp theo và hệ thống quản lý DMS lúc này mới thực sự có ý nghĩa.

Phần mềm DMS có bị hack / fake vị trí không?

Thường thì bạn sẽ nghĩ fake GPS để làm gì ta, tính hack hay gì? Thật sự không phải như vậy, rất nhiều trường hợp mà bạn cần fake GPS trong cái thời đại mà ai ai cũng định vị. Chẳng hạn như bạn muốn sử dụng app giao hàng hoặc xe ôm Grab,... sẽ có những vị trí ở vùng quê hay nước ngoài hoặc đâu đó xa xôi mà một số tính năng sẽ bị ẩn đi vì không hỗ trợ khu vực hiện tại của bạn.

Nhưng đối với những sales man thì hay cần hack định vị GPS để phần mềm DMS định vị sai, mục đích làm gì thì ở đây mình không bàn đến nhé.

Hiện nay với IOS hay Androi thì trên google có chỉ rất nhiều cách hack, những đối với phần mềm DMS của các công ty thì các bạn đường nghỉ tới việc hack nhe.

Cách fake GPS trên điện thoại

Fake GPS trên điện thoại cho phép bạn tạo vị trí giả ở bất cứ nơi nào trên thế giới, tức là vị trí thật trên điện thoại sẽ bị ẩn đi và thay vào đó là một địa điểm mới do bạn lựa chọn. Bằng cách Fake GPS bạn có thể giả lập vị trí của mình để check in Facebook, check in Instagram,... chém gió với bạn bè về những địa điểm bạn đang ở, hoặc giả lập vị trí hiện tại khi bạn cho rằng điện thoại bạn bị ai đó theo dõi, hoặc bạn biết bị theo dõi nhưng không thể gỡ bỏ ứng dụng được.

Ngoài ra, Fake GPS cũng là một công cụ tuyệt vời dành cho các bạn muốn chơi game ở những nước đang bị chặn, cách duy nhất để chơi là bạn phải Fake GPS sang các nước không bị chặn. Thật thú vị phải không nào? Ngay bây giờ hãy cùng Quản trị mạng tìm hiểu về cách Fake GPS trên điện thoại nhé.

Hướng dẫn Fake GPS trên điện thoại

Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ Fake GPS một cách dễ dàng như Fake GPS Location - Hola, Fake GPS Location Spoofer Free, Fake GPS, Mock Locations,…. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ sử dụng ứng dụng Fake GPS Location - Hola để hướng dẫn các bạn cách Fake GPS trên điện thoại.

Fake GPS Location - Hola là ứng dụng giả vị trí có dung lượng nhẹ và dễ sử dụng. Với ứng dụng này, bạn có thể chuyển đổi địa điểm trên GPS điện thoại mình thành một nơi mà bạn muốn để phục vụ mục đích cá nhân.

Hiện tại, Fake GPS Location đang cung cấp miễn phí cho hệ điều hành Android, các bạn hãy tải về theo liên kết bên dưới. Còn đối với những bạn dùng iOS, cần chờ đợi một phiên bản kế tiếp cho mình trong thời gian tới.

Bước 1:

Trong là lần đầu sử dụng, bạn phải cấp quyền mô phỏng vị trí cho ứng dụng bằng cách bật tính năng Tùy chọn nhà phát triển. Cụ thể, sau khi cài đặt ứng dụng thành công, bạn mở ứng dụng lên. Tại giao diện làm việc chính bạn sẽ thấy một biểu tượng vị trí hiển thị chớp tắt chính xác nơi ở hiện tại của bạn. Hãy bấm vào biểu tượng đó và nhấn vào nút Go, ngay lập tức hệ thống sẽ yêu cầu bạn bật vị trí mô phỏng để bắt đầu Fake GPS trên điện thoại.

Bước 2:

Lúc này, tại màn hình hiển thị bảng thông báo Enable "mock location" to start, bạn chọn Settings (Cài đặt). Sau đó, hãy kích hoạt tính năng Tùy chọn nhà phát triển, và kéo xuống dưới mục Gỡ lỗi để kích hoạt tiếp tính năng Cho phép vị trí mô phỏng là xong.

Bước 3:

Tiếp theo, bạn quay lại ứng dụng và bắt đầu trải nghiệm. Bây giờ chỉ cần bấm vào biểu tượng đó và di chuyển tới bất cứ vị trí nào mà bạn muốn thiết lập vị trí giả cho điện thoại. Như trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ thử di chuyển đến Bắc Kinh - Trung Quốc. Chọn vị trí xong, bạn bấm vào nút Go để tiến hành Fake GPS ở khu vực đó.

Bước 3:

Lúc này, một dòng đỏ sẽ bao quanh và chuyển đổi chữ Go thành Stop (dừng lại), điều này có nghĩa là bạn đã chuyển đổi vị trí thành công rồi đấy. Kể từ thời điểm này tất cả các ứng dụng khác và một số dịch vụ sẽ định vị bạn đang ở vị trí Bắc Kinh -Trung Quốc vừa thiết lập trên bản đồ.

Hoặc bạn có thể "bay" tới bất cứ địa điểm nào khác trên thế giới mà mình muốn, chẳng hạn là Indonesia cũng được nhé.

Bước 4:

Cuối cùng, bạn có thể test xem đã Fake GPS trên Android thành công hay chưa. Chúng ta sẽ thử check vị trí trên bài đăng Zalo. Và như bạn thấy, kết quả đã hiển thị rất đúng địa điểm mà chúng ta tạo GPS giả ở các bước trên. Chắc chắn mọi người cũng sẽ "tưởng bở" rằng bạn đang hiện diện ở đó thật, trong khi bạn vẫn ở Việt Nam hoặc ở một nơi nào đó không phải là Bắc Kinh - Trung Quốc đúng không nào?

Trên đây là cách Fake GPS trên điện thoại, với ứng dụng giả lập vị trí GPS như Fake GPS Location - Hola bạn đã có thể giả lập vị trí ở bất cứ đâu mình muốn. Cách thức cài đặt và sử dụng cũng rất đơn giản, không có gì là khó khăn ngay cả với những bạn "mù" công nghệ. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của nó là chỉ giả lập được vị trí cố định, nếu bạn muốn tương tác với Google Maps để di chuyển thì phải thực hiện trên các máy Android đã root (hoặc trên iOS là những máy đã jailbreak) và bạn phải làm thêm một số thao tác phức tạp khác như fake một quãng đường đã định trước trên bản đồ. Trong phạm vi bài viết hôm nay chúng tôi chưa đề cập đến phần này.

Ngoài ra, thủ thuật Fake GPS bằng Fake GPS Location - Hola cũng cho phép bạn mở rộng vị trí khi tìm kiếm quanh đây trên ứng dụng Zalo. Cách tạo vị trí giả trên Zalo này đặc biệt hữu ích nếu bạn muốn thêm những người bạn mới trên khắp mọi miền đất nước chứ không bó hẹp phạm vi quanh vị trí mình đang sống như trước.

Chúc bạn thực hiện thành công!

Những công ty cung cấp DMS uy tín tại Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều công ty cung cấp giải pháp dms và triển khai dms uy tín chất lượng như:

Công ty TNHH HQSoft

  • Add: Lầu 2, Tòa nhà 72/24 Phan Đăng Lưu, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh
  • Phone:028.7300.6878
  • Sales: 093.163.6878
  • Email: [email protected]

Công ty cổ phần DMSpro

Tổng Công ty viễn thông Viettel - DMSONE

  • Địa chỉ: Số 1 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
  • Sales Hotline: Miền Bắc: 0966223939 (Mr.Tùng) || Miền Trung, Nam: 0981805665 (Mr.Đạt)
  • Email: [email protected]

Công ty Cổ phần Công nghệ MobiWork Việt Nam

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN

  • Tầng 6, tòa nhà TechnoSoft phố Duy Tân, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

TRUNG TÂM KINH DOANH KHU VỰC MIỀN BẮC

  • Tầng 6, tòa nhà Technosoft, số 19 Duy Tân, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội

TRUNG TÂM KINH DOANH KHU VỰC MIỀN NAM

  • Số 927/1, đường Cách Mạng Tháng 08, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Đầu Tư Phần Mềm Quản Lý DMS

  • Địa chỉ: 70 Đường 52AP, KP. 2, P. An Phú, Q. 2, TP. Hồ Chí Minh.Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
  • Điện thoại: 0362177876

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP DMS

  • Tên quốc tế DMS SOLUTION COMPANY LIMITED
  • Tên viết tắt DMS SOLUTION CO.,LTD
  • Địa chỉ 115 Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Vietnam

CTY CP CÔNG NGHỆ & DỊCH VỤ SHARK DMS

  • Head office: Số nhà 134 C8, tập thể 918, Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội
  • Tel: 039 666 8760
  • Hotline: 038 208 2541
  • [email protected]
  • [email protected]

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO