Một đôi môi nứt toác, khô cằn khiến nhiều người mất tự tin nhất là vào thời tiết cuối thu đầu đông
Môi nứt nẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy đau rát, ăn uống khó khăn. Hầu hết ai cũng phải gặp phải tình trạng đôi môi khô, nứt nẻ thành các vệt dài. Hiện tượng này cũng bao gồm những triệu chứng nghiêm trọng hơn như đóng vảy, mẩn ngứa, sưng tấy, rát và châm chích nhất là vào thời tiết lạnh và khô.
Có nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bị hư hại như: Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, viêm da dị ứng, mất cân bằng tuyến giáp, thiếu hụt vitamin B, kích ứng, thói quen xấu khi cắn, liếm môi, dị ứng mĩ phẩm.
Cải thiện đôi môi nứt nẻ bằng cách nào?
Một đôi môi nứt mẻ, chảy máu là nỗi sợ của nhiều chị em phụ nữ. Dưỡng ẩm
Hãy bảo vệ đôi môi của bạn bằng cách dưỡng ẩm. Bạn có thể dưỡng ẩm cho môi bằng chất làm mềm không có mùi thơm. Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn trong ngày. Bạn cũng có thể sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài và thoa lại sau vài giờ. Cuối cùng, hãy uống đủ nước, uống nhiều nước – đây cũng là các để đôi môi được cấp ẩm. Tránh sử dụng các sản phẩm có chất dưỡng bao gồm khuynh diệp, lanolin, axit salicylic, hương liệu và mùi thơm tổng hợp...
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ.
Cấp cứu đôi môi kịp thời
Nếu bạn nhận thấy rằng môi của mình không được cải thiện sau khi sử dụng các cách trên, bạn nên đến gặp bác sĩ. Bởi các vết nứt trên môi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, do vi khuẩn có thể xâm nhập qua các vết nứt và trầy xước. Đây là hiện tượng viêm môi và cần được bác sĩ điều trị. Môi khô và nứt nẻ là hiện tượng rất phổ biến. Chú ý và phòng ngừa cẩn thận là chìa khóa để có được đôi môi đẹp hơn.
Sau đó, hãy cứu lấy đôi môi của bạn bằng dầu dừa bởi đây là sản phẩm tự nhiên giúp cho môi thêm mềm mại và bớt khô, bong tróc. Vì thế, hãy thoa dầu dừa hoặc dầu oliu môi mỗi ngày từ 2 -3 lần để môi mềm hơn và bớt cảm giác đau rát khi bị nứt nẻ.