Cá chuột cánh bướm còn gọi là cá chuồn chuồn, cá thằn lằn... là 1 loại cá có nguồn gốc từ thiên nhiên của Việt Nam nhưng lại ít được nuôi phổ biến, vì chỉ có 1 số người dân bản địa mới biết nguồn gốc và nơi đánh bắt chúng, tuy nhiên những tầng lớp đánh bắt đó chỉ vì mục đích là ăn thịt.
Tôi đã từng được 1 người bạn ở Lạng Sơn mách bảo cá chuột cánh bướm ( người dân bản địa gọi là cá chuồn chuồn) có nhiều ở Đồng Đăng - khu Năm Quang.
Chỉ cần vớt 1 rỗ là cá cả chục con, nhưng họ không biết nuôi loại cá này nên hầu như đánh bắt được cá sẽ chết. Vì vậy để dưỡng và thuần loại cá này sống tốt nuôi làm cảnh và có thể có mặt được tại thị trường HCM thì lại càng khó, nên có rất ít ai biết đến loại cá này.
Mãi mê săn lùng các loại cá độc và lạ, tôi đã tìm ra được thông tin về loài cá cánh bướm
Sông Ping, một nhánh chính của hệ thống sông Chao Phraya chảy qua Chiang Mai và H. sexmaculata chỉ được biết đến từ lưu vực sông Chao Phraya và Mae Klong trong đó cả hai đều nằm hoàn toàn bên trong trung tâm và phía tây Thái Lan.
Tại địa điểm của Schistura bella (Kottelat, 1990) trên sông Kok, tỉnh Chiang Mai, miền bắc Thái Lan H. sexmaculata được thu thập cùng với các loài khác nhau bao gồm cả Schistura breviceps, Homalopteroides smithi, Acanthopsoides gracilentus, Pethia ticto, một Barilius sp không xác định. , và Rhinogobius mekongianus.
Chú thích: Nơi có cá thằn lằn
"Rào" ở nhánh sông trong Lâm Trường Chúc A ở Hương Khê - Hà Tĩnh, Quãng Nam - Đà Nẵng
Cá cánh bướm sống ở các thác suối, ở đó nước sạch chảy mạnh, giàu oxi. Cá chuột cánh bướm trưởng thành thích bám lên lũa, các tảng đá vững chắc, chúng sẽ trọn những gốc lũa, đá có bám rêu, tảo và các sinh vật phong phú khác.
Trong khi đó cá chuột cánh bướm còn nhỏ thì chuyển động chậm chạp kéo dài dưới lớp cát sỏi và thường ẩn nấp ở các khúc gỗ, rễ cây...
Kích thước tối đa: 6 - 7cm
PH: 6.0 - 7.5
Độ cứng: 18 - 215 ppm
Thức ăn: Cá chuột cánh bướm ăn rêu,động vật giáp xác nhỏ, ấu trùng, côn trùng và động vật không xương khác...
Tập tính: Cá chuột cánh bướm sống ẩn dật, hiền lành và có thể nuôi chung với hầu hết các lại cá khác, đặc biệt chúng sẽ đẹp hơn nhiều trong bể biotop. Loại cá này cần tối thiểu từ 4 cá thể trở lên trong 1 bể để chúng dạn dĩ và xích lại gần nhau hơn.
Phân biệt giới tính: Khi trưởng thành cá mái thường có thân hình to hơn so với cá trống
Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi cá cảnh từ internet
LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm nuôi cá hay, giống cá mới thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này, Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.
Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn
Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết về cá cảnh đẹp hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Thông tin và kỹ thuật nuôi Cá chuột cánh bướm - cá chuồn chuồn nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn