Nghệ thuật hỏi chuyện đi vào lòng người: Hỏi sao cho người khác vui vẻ, bản thân được lợi?

Nghệ thuật hỏi chuyện đi vào lòng người: Hỏi sao cho người khác vui vẻ, bản thân được lợi?

Ham học hỏi là tốt, nhưng đâu phải "tiền bối" nào cũng sẵn lòng cho lời khuyên hay lắng nghe câu chuyện của chúng ta?

 

 

Ngày nay, giới trẻ đang dần trở thành lực lượng lao động chính trong xã hội. Đây cũng chính là thời điểm mà con người có sức khỏe, có sức sống và tràn đầy nhiệt huyết để làm chủ bản thân.

Tuy nhiên, vì tuổi trẻ nên kinh nghiệm của họ cũng tương đối ít cũng như sự trải nghiệm không được phong phú. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của công việc nói riêng, và đời sống giới trẻ nói chung. Mặc dù thiếu đi sự trải nghiệm cùng nguồn tri thức dồi dào, thế hệ trẻ lại có khả năng học hỏi cực kỳ nhanh nhạy, bù đắp hoàn hảo cho sự thiếu sót đó. Việc cần làm của họ đơn giản là học hỏi thật nhiều, thật tích cực để hoàn thiện và phát triển bản thân.
Người trẻ ham học nhưng bị người hỏi coi là phiền?

 

 

Khi gặp một vấn đề cần giải quyết, chúng ta luôn muốn tìm người để xin ý kiến. Cảm giác phiền là khi xuất phát từ thái độ không tôn trọng của người hỏi gây ra sự hiểu lầm không đáng có. Tuy nhiên, hãy nghĩ xem việc nhờ giúp đỡ của bạn có hơi hướng như một câu ra lệnh người kia phải làm hay có phần thiếu tôn trọng đối phương không? Thế nên cách thức và thái độ hỏi của chúng ta phải thay đổi theo từng tình huống cụ thể để đạt được hiệu quả tối đa nhất.

Phiền còn là khi người được hỏi tự cho rằng mình tài giỏi, rồi ra vẻ kênh kiệu, chưa giúp được gì mà nói mấy lời mỉa mai chê bai người khác. Một số người có thể chấp niệm cho qua, nhưng một số khác lại bị tác động tâm lí và lần sau sẽ ngại không muốn hỏi hay nhờ giúp đỡ, vì sợ người khác biết mình dốt, sợ bị chê cười. Chúng ta luôn dặn nhau không được giấu dốt, sai thì sửa, phải ham học hỏi, mạnh dạn tìm hiểu, nhưng sự ham học hỏi ấy không phải lúc nào cũng nhận được phản hồi tích cực.

Học hỏi không đồng nghĩa cái gì cũng hỏi mà không chịu tìm hiểu trước

Trước mỗi mùa tuyển sinh, lại thấy rất nhiều bài confessions nhờ tư vấn ngành học với những nội dung tương tự nhau. Ví dụ: "Ngành này như thế nào?", "Học phí của trường bao nhiêu?". Hay cả những câu hỏi mà không ai có thể đưa ra một lời giải thích hợp lí như “Học ngành này ra trường có việc làm không?”... Điều này gây bức xúc với ban tuyển sinh vì những câu hỏi này đã được hỏi rất nhiều, cũng như có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google. Vấn đề ở đây là các bạn không chịu dành thời gian tìm hiểu trước khi hỏi, mà luôn bị động để rồi khiến mọi người “khó chịu”.

 

Dễ dàng để thấy một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ hiện nay mang trong mình một sự ái ngại đối với việc hỏi người khác - những người có kinh nghiệm từng trải và hiểu rõ vấn đề một cách chi tiết nhất. Một phần lý do bởi tâm lý tự ti về bản thân nên dẫn đến việc ngại hỏi, ngại giao tiếp, hoặc do chính họ luôn cố tỏ ra biết tất cả. Nếu không có sự chuyển biến trong cách trau dồi tri thức của bộ phận giới trẻ này, sự khắc nghiệt của xã hội sẽ càng hủy hoại họ một cách dễ dàng hơn.

Bạn là một sinh viên vừa ra trường, chưa có kinh nghiệm, chưa được tiếp xúc với thực tế công việc được dạy ở trong môi trường đại học. Và bạn vừa nhận được một công việc mà bạn cho rằng là phù hợp và hoàn toàn xứng đáng với bản thân cùng sự nỗ lực của mình. Thế rồi bạn chợt nhận ra, so với các đồng nghiệp dày dặn kinh nghiệm, sự hiểu biết của bạn hết sức nhỏ bé. Gặp bất cứ vấn đề gì mới hay khó khăn, việc ưu tiên hàng đầu chính là hỏi những người có kinh nghiệm ngay bên cạnh mình.

 

Làm sao để nhờ vả đúng lúc, đúng thời điểm, đúng trọng tâm?

Chúng ta cần nhận thức rõ vấn đề học hỏi thế nào để vừa có thể trau dồi được kiến thức, lại vừa khiêm tốn mà không đem đến cảm giác khó chịu với đối phương. Đây có lẽ là câu hỏi khó với giới trẻ. Song chúng ta nên lựa chọn cách tự tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề trước khi hỏi. Cái gì không tìm được, cũng không có nền tảng nào hướng dẫn thì mình mới mạnh dạn đi hỏi những người đã biết, có kinh nghiệm trong việc đó để có được sự hỗ trợ tốt nhất.

Bạn biết đấy: Biết cách nhờ vả đúng lúc, đó mới thực sự là EQ cao. Việc chọn lựa câu hỏi, cách thức hỏi, thời điểm hỏi đóng vai trò hết sức quan trọng khi chúng ta vừa đạt được mục đích, lại vừa khiến người khác vui vẻ giúp đỡ.

Điều quan trọng cần nắm rõ chính là hỏi đúng trọng tâm, vào thẳng vấn đề. Đừng đi lòng vòng gây khó hiểu cũng như mất thời gian cho người nghe, hãy hỏi đúng trọng tâm và vào thẳng vấn đề thắc mắc của mình.

Người thành công là người biết lắng nghe và có thái độ tôn trọng người khác trong mọi tình huống, điều này sẽ là một cách “ghi điểm” trong mắt đối phương. Chính vì vậy, khả năng ứng xử, khả năng xem xét tình huống, khả năng phân tích thông tin cùng lòng nhiệt huyết ham học hỏi sẽ chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công của thế hệ trẻ.

 

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO