Cha mẹ “snowplow” là thuật ngữ nói về phương pháp nuôi con đang gây nhiều tranh cãi hiện nay nhưng lại đang được rất nhiều người áp dụng để hướng tới thành công cho con cái trong tương lai.
Cha mẹ rút ra được điều gì từ phương pháp nuôi con theo kiểu "snowplow"
Thuật ngữ "snowplow parent" – hiểu một cách nôm na là kiểu cha mẹ luôn luôn loại bỏ mọi trở ngại, dọn sẵn đường cho con cái bước đi. Con cái của cha mẹ "snowplow" không phải gặp thất bại, thất vọng hoặc mất cơ hội.
Cha mẹ "snowplow" đã cướp đi khả năng thích ứng của trẻ khi vượt qua chướng ngại vật và kỹ năng sống hình thành sau mỗi lần vấp ngã.
Với cách tiếp cận ngược này, rõ ràng cha mẹ đã cướp đi khả năng thích ứng của trẻ khi vượt qua chướng ngại vật và kỹ năng sống hình thành sau mỗi lần vấp ngã. Vì thế, phương pháp nuôi con "snowplow" gây nên rất nhiều tranh cãi hiện nay.
Tuy nhiên, từ phương pháp này, các mẹ cũng rút ra được nhiều bài học trong quá trình nuôi dạy con, để có một thế hệ lớn lên sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.
Cần để con mình thất bại
Thật khó để thấy con cái thất vọng, đau đớn, buồn bã khi lựa chọn hay quyết định một vấn đề nào đấy. Nhưng như bà mẹ Tunde Wackman, từng viết cho trên trang Motherly: "Tôi phải tự nhắc nhở mình rằng hậu quả là những món quà trá hình, mặc dù, tôi có nghĩa vụ phải bảo vệ con khỏi những thử thách.
Nếu tôi nhặt giúp đồ chơi bị rơi, sửa hộ bài tập về nhà trước khi lên lớp, hoặc vội vã về nhà để lấy bản báo cáo bỏ quên, bọn trẻ sẽ không có cơ hội học hỏi từ những sai lầm, và quan trọng hơn, chúng sẽ mất một cơ hội để có thể làm lại".
Biết nói "không" với con
Thật khó để nhìn đứa con đang khóc và nói "không" với con khi biết rằng "có" sẽ bảo vệ chúng khỏi cảm giác tồi tệ. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ phải để con cảm nhận được cảm xúc của mình, ngay cả khi khó khăn.
"Nếu cha mẹ bao bọc và hiếm khi từ chối, con cái có thể không có khả năng chịu đựng hoặc quản lý những bất tiện của cuộc sống. Chúng sẽ yêu cầu sự hài lòng ngay lập tức và theo thời gian sẽ bị rối loạn kiểm soát xung lực", tiến sĩ, nhà trị liệu tâm lý Ilene S. Cohen viết trên Motherly.
Theo Cohen: "Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được bảo vệ quá mức khỏi cảm xúc của chính mình sẽ thiếu ý thức về cuộc sống và có xu hướng phát triển các mối quan hệ không được thỏa mãn trong tương lai".
Khi con của bạn phá đồ chơi hoặc làm rơi kem, việc vội vã mua một cái mới có thể làm xoa dịu cơn đau tạm thời, nhưng để con cảm thấy thất vọng cũng không sao vì đó là cách để con có sức mạnh để vượt qua.
Cần khen ngợi nỗ lực nhiều hơn kết quả
Bọn trẻ cần biết rằng cố gắng là quan trọng. Chúng ta cần khen ngợi con cái vì đã làm những việc khó và thường xuyên nói với con rằng con có thể làm những việc khó. Điều này thúc đẩy tư duy phát triển và giúp trẻ cảm thấy tự tin vào khả năng vượt qua thử thách. Khi một đứa trẻ được khen ngợi vì đã không bỏ cuộc, chúng sẽ có nhiều khả năng tiếp tục khi gặp khó khăn.
Khi một đứa trẻ được khen ngợi vì đã không bỏ cuộc, chúng sẽ có nhiều khả năng tiếp tục khi gặp khó khăn.
Dạy trẻ có trách nhiệm
Khi nói đến các công việc gia đình, đôi khi cha mẹ thường tự làm thay vì để trẻ 3 tuổi làm, nhưng chúng ta phải để chúng thử. Ngay cả những đứa trẻ rất nhỏ cũng có khả năng đảm nhận những trách nhiệm nhỏ. Và việc bắt đầu khi lên 3 sẽ dễ dàng hơn nhiều so với khi chúng 22 tuổi.
Khiến trẻ suy nghĩ một cách chủ động
Cha mẹ không thể bảo con cái làm bất cứ việc gì thay vào đó hãy huấn luyện con suy nghĩ về những gì chúng cần làm. Chẳng hạn, với đứa trẻ mẫu giáo vào buổi sáng, thay vì nói "Đánh răng! Ba lô của con đã chuẩn bị kỹ chưa? Đừng quên đồ ăn nhé", bạn có thể hỏi "Điều tiếp theo con cần làm để sẵn sàng đến trường là gì?" Mục tiêu của việc này là để giữ cho trẻ tập trung vào danh sách việc cần làm từ đó học cách quản lý hoạt động xung quanh mình.
Nếu không muốn gọi cho một sinh viên đại học để nhắc nhở về bài luận, cha mẹ nên ngừng nhắc nhở con cái về trách nhiệm của mình và thay vào đó hãy hỏi chúng về những vấn đề tiếp theo.