Quá uất ức, người mẹ vừa khóc vừa nói: "Con ơi, mẹ thật sự không có tiền. Mày định ép chết mẹ à?". Chẳng ngờ, người con trai lạnh lùng nói: "Vậy thì mẹ đi chết đi".
Một đứa trẻ lớn lên trở thành người như nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình. Thực tế, các bậc cha mẹ đều không kỳ vọng quá cao vào con mà chỉ mong trẻ lớn lên có thể tự lập, tự nuôi sống bản thân và có phẩm chất tốt. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng được như vậy.
Nhiều cha mẹ vì quá cưng chiều, không muốn con phải mệt mỏi, chịu đựng gian khổ nên đã bao bọc một cách thái quá. Từ đó khiến trẻ trở nên lười biếng và không có động lực. Có đứa trẻ thậm chí quá đáng hơn, không biết quý trọng công lao sinh thành, nuôi nấng của cha mẹ mà chỉ liên tục đòi hỏi. Cuối cùng những đứa con này khiến gia đình rơi vào bi kịch. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng điển hình.
Thời gian trước ở Trung Quốc đã xảy ra một vụ việc gây chấn động. Một nam thanh niên sinh năm 1980 ở thành phố Thiên Tân có gia cảnh rất bình thường. Năm 30 tuổi, anh này về nhà, trình bày chuyện cưới xin với bố mẹ.
Đi làm nhiều năm nhưng nam thanh niên này không dành dụm được đồng nào. Anh ta cũng không có khả năng tự mua nhà. Vì vậy bố mẹ anh lại phải lấy hết tiền tiết kiệm cả đời và vay thêm 300 ngàn NDT (hơn 1 tỷ đồng) để mua nhà cho con trai. Chưa hết, anh ta lại xin thêm bố mẹ 60 ngàn NDT (hơn 200 triệu đồng) để làm quà cho nhà gái.
Nợ nần chồng chất từ khi vay tiền mua nhà cho con nên bố mẹ anh ta giờ thật sự túng quẫn. Tuy nhiên, mặc bố mẹ có giải thích như nào, anh này cũng bỏ ngoài tai và liên tục đòi hỏi. Cách vài hôm, anh ta lại chạy về nhà đòi tiền bố mẹ một lần.
Quá uất ức, người mẹ vừa khóc vừa nói: "Con ơi, mẹ thật sự không có tiền. Mày định ép chết mẹ à?". Chẳng ngờ, người con trai lạnh lùng nói: "Vậy thì mẹ đi chết đi". Sau câu nói của con trai, bà mẹ liền nhảy từ cửa số tầng 5 khu tập thể mình đang sống, kết thúc cuộc đời đầy đau khổ vì bị con cái bòn rút.
Có rất nhiều đứa con vẫn đang bòn rút cha mẹ
Một người trưởng thành, đã đi làm thì không nên xin tiền cha mẹ. Tuy nhiên áp lực xã hội hiện nay rất cao. Một mình con cái mua được căn nhà thực sự rất khó, vậy nên ít nhiều cũng cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
Nhưng điều đó không có nghĩa con cái có thể trở thành "ma cà rồng", liên tục bòn rút "máu" của cha mẹ. Những đứa con chỉ biết bòn rút cha mẹ thiếu khả năng sống tự lập nghiêm trọng. Kiểu người này khi ra xã hội sẽ bị cười chê. Khi cha mẹ không còn, họ không biết phải bòn rút ở đâu và rơi vào cảnh túng quẫn.
Để con cái không trở thành kiểu người như vậy, cha mẹ cần có phương pháp giáo dục từ nhỏ. Hãy dạy con sống độc lập từ nhỏ, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như giao cho con làm việc nhà. Bên cạnh đó cha mẹ không nên quá chiều chuộng, đáp ứng mọi nhu cầu của con. Hãy dạy cho con biết, bất kể thứ gì muốn có được đều phải nhờ sự lao động chăm chỉ. Tiền bạc, vật chất không phải từ trên trời rơi xuống và ngửa tay xin là có được.