Đã có rất nhiều bà mẹ sau khi phát hiện con mình nói dối đã cố gắng gặng hỏi con để tự con nói ra sự thật. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công là rất thấp mà còn gây ra những tác dụng phản ngược.
Hậu quả cuối cùng cũng không nhẹ nhàng, đầu tiên mẹ là người biết chuyện, nổi nóng và có thể dẫn đến những hành động đánh con. Tiếp theo là bố nghe thấy, cảm thấy vô cùng tức giận rồi lại có hành vi mắng nhiếc đứa trẻ. Hầu như tất cả các gia đình đều có trình tự như vậy, chỉ có tiếng la mắng của bố mẹ, và tiếng khóc lóc, sợ hãi của đứa bé mà chẳng thể giải quyết được vấn đề dứt điểm chính là tật nói dối của con bạn.
Ba chuyên gia hàng đầu về tâm lý trẻ nhỏ tại Trung Quốc đó là Hứa Tiểu Anh, Vĩ Hoa, Lý Công đưa ra những biện pháp làm thế nào để đứa trẻ không nói dối. Bố mẹ nhất định cần phải đọc, hiểu và áp dụng chúng một cách linh hoạt trong phương pháp dạy con.
Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu xem tại sao đứa trẻ lại nói dối?
Ai cũng trải qua những thời thơ ấu và cùng nói dối ít nhất một lần, vậy tại sao trẻ con lại phải nói dối? Đa phần câu trả lời chính là sợ bị bố mẹ đánh, mắng. Khi trẻ làm việc sai, lập tức cha mẹ sẽ đưa ra vẻ mặt tức giận, nóng nảy, sử dụng những lời lẽ nghiêm khắc để đổ lỗi cho con mà không hỏi lý do và cùng con giải quyết vấn đề đó.
Do vậy đứa trẻ thay vì thừa nhận hành động bản thân đã gây ra thì nó sẽ dùng những lời nói dối để thế vào đó. Và một hậu quả ai cũng thấy rõ ràng nhất: bố mẹ tức giận nhất thời chỉ là chuyện nhỏ, nhưng thói quen nói dối của con trở thành những hành động quen thuộc đó mới là chuyện lớn. Vì vậy, không phải bạn cứ đánh con là lần sau chúng sẽ không làm như vậy nữa. Chúng chỉ khóc thời điểm đó, nói xin lỗi nhưng lại tái phạm những lần sau.
Đã có một cuốn sách đề cập đến thị nghiệm điển hình nghiên cứu hành vi nói dối của trẻ.
Để bố mẹ và đứa trẻ ở cùng trong một phòng, trên bàn có những chiếc thẻ ghi những con số. Nếu như đoán đúng phần thưởng rất lớn, sau đó bố mẹ lấy lý do nào đó rời đi, trước khi rời đi họ sẽ nói với con mình là không được nhìn trộm thẻ.
Nhưng có đến 90% trẻ em đều nhìn trộm khi bố mẹ của chúng vừa đi khỏi, nhưng bạn sẽ thấy bất ngờ đối với câu trả lời của chúng khi bố mẹ quay lại và hỏi xem chúng có nhìn trộm không. Hãy xem kết quả sau đây: có 30% trẻ em 2 tuổi, 50% trẻ 4 tuổi và 80% trẻ 4 tuổi nói dối là không.
Nhìn vào kết quả này bạn thấy ngay được đó là, càng lớn tỷ lệ trẻ em nói dối càng nhiều. Nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng đối với vấn đề này, vì việc nói dối do những ảnh hưởng từ họ tập, thói quen sinh hoạt trong đời sống của con dẫn đến. Chính vì vậy ba mẹ cần thực hiện ba biện pháp sau đây để giải quyết tình trạng nói dối của con cái.
Bước đầu tiên, đừng để cho con cảm thấy mình bị hạ bệ, như vậy nói dối lại chồng chất nói dối.
Rất nhiều bậc phụ huynh hay sử dụng những câu nói này đối với trẻ khi biết chúng nói dối: "Mẹ biết con nói dối, nhưng mẹ không nói ra để xem con lừa mẹ như thế nào"; "Tốt nhất con hãy nói thật, nếu như con nói dối, hãy cẩn thận đừng để mẹ phải đánh con"...
Kết quả chung quy chỉ có một: con bạn sẽ bị tổn thương, sợ hãi, tức giận, xấu hổ, đây không phải là giải pháp và nó chỉ giống như một cái công cụ để bạn có thể giải tỏa tâm lý của mình khi thấy con nói dối. Việc bạn cần làm đó chính là đừng để con nói dối thêm nữa chứ không phải bóc mẽ chúng.
Hay ví dụ khi con còn bé, nếu chẳng may làm gì sai khi bạn hỏi ai đã gây ra việc này, đứa trẻ sẽ đáp lại nhanh chóng là không phải con mà là một người khác hoặc do con vật nào đó. Lúc đấy, thay vì hùa theo nói cùng con, bạn hãy giải thích, hướng dẫn con cách khắc phục, hình thành nên tính cách dám chịu trách nhiệm trước tất cả việc mình làm và tất nhiên sẽ không xuất hiện những câu nói dối nữa.
Bước thứ hai: Kiềm chế tốt cảm xúc của cha mẹ, đừng để sự nóng giận chi phối hành động của mình.
Sau khi thực hiện được bước một, chúc mừng bạn bước đầu đã thành công. Tiếp đến đây, bạn cần phải học cách kìm chế cảm xúc của mình.
Sự nóng giận, bực tức nhất thời luôn là cảm xúc khó tránh của các bậc cha mẹ khi thấy con mình làm sai, lừa sối mình. Đồng nghĩa, bạn sẽ đi kèm với những hành động không đúng mực như mắng chửi, dọa nạt thậm chí là đánh con. Điều này thực sự tồi tệ.
Cho nên khi bạn thấy những đứa trẻ làm sai thay vì lập tức nóng giận thì hãy cố gắng kìm nén sự tức giận đó xuống, hỏi con lý do tại sao lại làm thế, con định giải quyết nó như thế nào, hãy trở thành một người bạn của con thay vì là những hành động lúc trước.
Đó cũng là cách để bố mẹ và các con có thể cởi mở hơn trong giao tiếp thay vì những lời nói dối trống rỗng và từ bỏ trách nhiệm của mình.
Điểm nhấn mạnh ở đây, chính là bạn tuyệt đối nên kiểm soát tốt cảm xúc của mình khi có đông người, không nên dạy dỗ trẻ trước mặt nhiều người. Bạn hãy cùng con vào không gian riêng, nói chuyện ở một thời điểm thích hợp.
Bước thứ ba: Hãy xây dựng một gia đình mà trong đó không có nỗi sợ của con
Ảnh hưởng của môi trường giáo dục luôn là một yếu tố quan trọng. Muốn con bạn thành thật và không nói dối, bố mẹ phải là những người làm gương cho con. Cũng phải luôn thành thật đối với con, tôn trọng con, sống ở môi trường nào trẻ sẽ tiếp thu và thích ứng đối với môi trường đấy. Ngay cả khi bạn không thể làm điều gì, hãy xin lỗi con một cách chân thành nhất, thay vì những lời nói lý lẽ suông.
Ở đây điều cần nhấn mạnh đó chính là bố mẹ nên chú ý quan sát con nhiều hơn, hiểu con hơn, hãy hỏi con xem tại sao lại nói dối mà không thành thật. Từ đó, sự kết nối giữa bố mẹ và con cái sẽ gắn chặt hơn bao giờ hết.
Giáo dục gia đình luôn nắm phần quan trọng nhất đối với sự trưởng thành của con cái. Chính vì vậy bố mẹ thay vì gán trách nhiệm cho giáo viên, nhà trường mà hãy làm tốt trách nhiệm nuôi dạy con của mình.