Làm thế nào quản lý hệ thống phân phối hiệu quả?

Làm thế nào quản lý hệ thống phân phối hiệu quả?

Quản lý hệ thống phân phối là việc vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống phân phối. Quản lý hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vận hành, tiết kiệm được ngân sách, thời gian và có các chiến lược phát triển phù hợp. Vậy làm thế nào để quản lý hệ thống phân phối hiệu quả?

Xác định mục tiêu phân phối

Để hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần quản lý quá trình kinh doanh của hệ thống phân phối. Bên cạnh những chiến lược phát triển dài hạn và ngắn hạn để đảm bảo tốc độ phát triển. Thì trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần phải đạt được các mục tiêu sau:

Mục tiêu về tăng cường giá trị lợi ích cho khách hàng. Mối quan hệ giữa đối tác và doanh mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Khi tham gia vào hệ thống phân phối, doanh nghiệp cần hỗ trợ hướng dẫn để quen cách thức làm việc. Tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, để sản phẩm có thể gia tăng thị phần trên thị trường. Từ đó, thay đổi hành vi mua hàng hóa của người tiêu dùng.

Mục tiêu về xây dựng hệ thống phân phối ổn định. Để quản lý hệ thống phân phối hiệu quả, bạn cần phải xây dựng và tạo được mối quan hệ với các đối tác. Một hệ thống phân phối vững mạnh phải đảm bảo được tính cạnh tranh để phát triển giữa các đối tác. Nếu một nhà phân phối không đạt được hiệu suất kinh doanh trong nhiều giai đoạn thì bạn bắt buộc phải loại bỏ.

Thực hiện chính sách khuyến khích với đối tác hoạt động hiệu quả tốt để mối liên kết với doanh nghiệp. Những điều này sẽ đảm bảo việc quản lý hệ thống phân phối đạt hiệu quả. Hoàn thành được mục tiêu xây dựng hệ thống phân phối vững mạnh. Để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích cho nhà phân phối.

Mục tiêu xuất và nhập khẩu hàng hóa để mở rộng kinh doanh. Thông qua lượng tiêu thụ mà doanh nghiệp có thể hướng đến sản xuất hay nhập khẩu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh việc mở rộng thị trường vô độ. Để khai thác tiềm năng của thị trường thu về lợi nhuận. Nhưng khi doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh thì phải thu hẹp hệ thống. Điều này sẽ gây thất thoát ngân sách cho việc thu hẹp hệ thống nhà phân phối. Làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của dòng tiền khi hàng hóa không đủ để cung cấp cho thị trường.

Lựa chọn các kênh phân phối

Mô hình phân phối là phương pháp hữu hiệu để doanh nghiệp sản xuất đưa sản phẩm ra ngoài thị thường. Để sản phẩm tiếp cận dễ dàng hơn với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đã quá quen thuộc với kênh phân phối truyền thống (MT). Nhưng khi các đại siêu thị mở rộng thì kênh phân phối hiện đại (GT) cũng được các doanh nghiệp quan tâm.

Mặc dù, mạng lưới siêu thị ngày càng dày đặc trên thị trường như mô hình phân phối truyền thống vẫn chiếm được tỷ trọng cao ở thị trường Việt Nam. Do đó, bạn phải xác định kênh phân phối phù hợp với ngành hàng và sản phẩm đang cung cấp. Để lựa chọn một hoặc kết hợp các mô hình phân phối với nhau. Tạo nên một hệ thống nhà phân phối rộng khắp, dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Việc xác định mô hình phân phối và chiến lược phát triển sẽ giúp doanh nghiệp có phương án quản lý hệ thống phân phối hiệu quả hơn.

Tạo dựng mối quan hệ với đối tác trong hệ thống phân phối

Trong hệ thống phân phối, quan hệ giữa doanh nghiệp và đối tác là mối quan hệ win-win, hai bên cùng có lợi. Mối quan hệ càng mật thiết càng thiết càng dễ hoàn thành mục tiêu chung của hệ thống. Doanh nghiệp cần thường xuyên thăm hỏi để biết khó khăn mà giúp đối tác giải quyết. Chỉ khi hiểu rõ đối tác, thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được hệ thống vững mạnh.

Đồng thời, sự giúp đỡ phải được tiến hành liên tục trong suốt thời gian hợp tác. Điều này tạo nên cảm giác tin tưởng, càng làm cho mối quan hệ giữa đối tác và doanh nghiệp thân thiết hơn. Từ đó, đối tác sẽ luôn có động lực để cùng doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp có thể quản lý hệ thống phân phối hiệu quả hơn.

Đánh giá hoạt động của đối tác trong hệ thống phân phối

Thường xuyên đánh giá đối tác là cách quản lý hệ thống phân phối hiệu quả của doanh nghiệp. Với các số liệu báo cáo về doanh số, KPI, chương trình khuyến mãi, trưng bày, tồn kho,…

Doanh nghiệp sẽ nhận biết đối tác hoạt động hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Từ đó, có chính sách khuyến khích nhằm nâng cao doanh thu. Và xác định đối tác hoạt động chưa hiệu quả để hỗ trợ hoặc loại bỏ. Giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân phối phát triển đồng đều. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp quản lý hệ thống phân phối dễ dàng hơn.

Ứng dụng giải pháp công nghệ vào quản lý hệ thống phân phối

Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đã bắt đầu thay đổi cách quản lý của mình. Thay vì cách quản lý thủ công tốn nhiều chi phí, nhân lực, thời gian mà không mang lại độ hiệu quả.

Thì doanh nghiệp đã dần ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin để quản lý các hoạt động: xuất nhập kho, hàng tồn, xây dựng kênh phân phối, dễ dàng đánh giá hoạt động của đối tác,…. Thông qua giải pháp quản lý hệ thống phân phối, doanh nghiệp dễ dàng và nhanh chóng theo dõi được tình hình kinh doanh. Nắm bắt được các vấn đề phát sinh để giải quyết kịp thời. Đảm bảo hoạt động hệ thống phân phối vẫn diễn ra không gặp trở ngại.

Giải pháp eSales Cloud DMS, một công cụ giúp doanh nghiệp tổ chức lại hệ thống phân phối. Nhằm nâng cao độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, với 13 phân hệ giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi được quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, giải pháp eSales Cloud DMS, chính là giải pháp về quản lý hệ thống phân phối toàn diện để doanh nghiệp quản lý hiệu quả hơn.

Vậy, để quản lý hệ thống phân phối thành công doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu trong tố trong việc xác định mục tiêu phát triển, lựa chọn mô hình phân phối phù hợp với ngành hàng và sản phẩm.

Tạo dựng được mối quan hệ thân thiết với đối tác và hãy áp dụng công nghệ vào việc quản lý. Với giải pháp eSales Cloud DMS, bạn có thể quản lý hệ thống phân phối của mình một cách toàn diện. Đảm bảo có một cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động và đánh giá được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO