Cách bảo quản và xử lý đồ ăn thừa nhanh chóng sau Tết

Cách bảo quản và xử lý đồ ăn thừa nhanh chóng sau Tết

Các "mẹ bỉm sữa" vừa kháo nhau cách xử lý món bánh chưng sau Tết mà không hề ngán là rán bằng nước lọc .

Bánh chưng, bánh tét

Bánh thường được luộc kỹ nhưng với thời tiết nóng ẩm và để nhiều ngày thì chúng vẫn dễ bị hỏng. Vì vậy, cách tốt nhất là bảo quản bánh chưng , bánh tét trong tủ lạnh dù cách này khiến hạt nếp bị cứng lại.

Thỉnh thoảng bạn nên mở ra kiểm tra, nếu bánh bị chảy nhựa thì nên vứt đi.

Cách bảo quản và xử lý đồ ăn thừa nhanh chóng sau Tết

Bánh để trong tủ lạnh thì dùng đến đâu, bóc vỏ đến đấy. Phần còn lại bọc bằng màng bọc thực phẩm, không để trần khiến bánh nhanh cứng và bị ám mùi thức ăn khác trong tủ, mất ngon. Sau khi lấy bánh ra khỏi tủ lạnh, nếu bị khô thì bạn có thể hấp lại trước khi chiên lên, ăn với củ kiệu, dưa món cho đỡ ngấy.

Ngoài ra, các "mẹ bỉm sữa" vừa kháo nhau cách xử lý món bánh chưng sau Tết mà không hề ngán là rán bằng nước lọc . Bạn chia nhỏ bánh chưng ra, sau đó cho vào chảo, đổ thêm ít nước lạnh rồi bắc lên bếp rán cho đến khi nước bốc hơi hết, bánh dẹp lại như bánh xèo là được.

Cách làm này không đẹp mắt nhưng lại là giải pháp chống ngán hữu hiệu vì không dùng mỡ.

Các loại thịt, giò chả

Cách bảo quản và xử lý đồ ăn thừa nhanh chóng sau Tết

Các món như thịt kho, thịt xíu, thịt luộc... thì giữ trong ngăn mát như thường, đến bữa ăn làm nóng lại. Tuy nhiên nếu để trên 3 ngày thì nên trữ trong ngăn đông, hạn sử dụng tối đa là một tuần.

Các loại giò chả cũng tương tự, nên để trong ngăn mát và nếu bị chảy nhựa thì phải bỏ đi.

Giò chả thường cắt khoanh làm mồi nhắm, nhưng bạn có thể cắt hạt lựu làm nguyên liệu cho món cơm chiên dương châu. Thịt luộc, thịt xíu cuốn chung với bánh tráng, rau sống cho đỡ ngán còn thịt gà đem nấu cháo đậu xanh là hết ý.

Món muối

Cách bảo quản và xử lý đồ ăn thừa nhanh chóng sau Tết

Các món muối như dưa hành, củ kiệu có thể để bên ngoài lâu ngày mà không hỏng. Dù vậy nó rất dễ bị chua nếu bạn đậy nắp không cẩn thận hay quên chèn cho dưa ngập dưới nước.

Nếu muốn bảo quản lâu hơn thì tốt nhất, bạn nên cất trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, khi gắp dưa ra khỏi hũ thì phải dùng đũa, muỗng sạch tránh dưa nhanh bị hư do tiếp xúc với đồ ăn.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những cách nấu ăn hay, hấp dẫn thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết về cách nấu ăn ngon hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO