Cách làm trân châu đen dẻo, không dính bằng 2 cách

Cách làm trân châu đen dẻo, không dính bằng 2 cách

Các tín đồ mê trà sữa chắc chắn chẳng thể bỏ qua hương vị thơm ngon của những hạt trân châu giòn dai phải không nào. Cách làm trân châu cực đơn giản vừa giúp bạn thưởng thức được trân châu ngon như ngoài hàng, đồng thời xua tan đi nỗi lo mỗi lần muốn thưởng thức trà sữa nhưng lại sợ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhé !

Cách 1 làm trân châu đen

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu cho cách làm hạt trân châu đen như sau:

Ở cách này, chúng ta sẽ thay đổi bột cà phê thành bột gạo, và nguyên liệu cần chuẩn bị cũng ít hơn. Cách làm cũng tiết kiệm thời gian không phải hấp cách thủy như cách thứ nhất, đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn cho những bạn lần đầu làm món này nhé!

• Bột năng: 140g

• Bột năng: 50g (phần bột năng này tách riêng để áo bột trong quá trình làm)

• Bột gạo: 20g

• Bột cacao: 5g

• Nước sôi khoảng: 150m

l • Đường: 20g
Cách nấu trân châu đen dai ngon không bị dính

Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, chúng ta cũng tiến hành làm nhé!
Bước 1:

Bạn cần chuẩn bị một cái bát tô lớn (hoặc một chiếc nồi). Cho 140g bột năng, 20g bột gạo, 20g đường, 5g bột cacao trộn đều cùng nhau.

Trộn các nguyên liệu lên trong một to lớn

Bước 2:

Sau đó bạn cho thêm 80 ml nước sôi vào cùng khuấy đều lên.

Sau khi hỗn hợp đặc quánh lại bạn cho thêm 70ml nước sôi để trộn tiếp đợt 2. Trong quá trình trộn, nếu thấy hỗn hợp nhão thì hãy cho thêm 1 ít bột năng ước chừng vừa đủ vào để tiếp tục trộn.

Lưu ý: Bạn phải dùng 80ml nước nóng, không dùng nước lạnh, nếu không thì bột sẽ bị nhão ra không thể nặn thành hình được nhé!
Bước 3:

Sau khi hỗn hợp kết dính lại thành một khối, bạn lấy ra ngoài và tiếp tục nhào nặn bằng tay. Khi thấy có độ dẻo, mịn dai thì bột đã đạt.

Hỗn hợp bột được cho là đạt tiêu chuẩn

Bước 4:

Bạn xoa ít bột gạo vào tay cho đỡ dính rồi lấy từng miếng nhỏ hỗn hợp ở bước 3. Vo thành các viên trân châu tròn nhỏ và để trong một cái bát. Rắc thêm ít bột năng làm áo bột lên để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Nặn bột thành từng viên nhỏ

Lưu ý: Bạn nên nặn các viên có kích thước đều nhau thì khi nấu trân châu sẽ đẹp mắt và dễ dàng hơn nhiều.
Bước 5:

Chuẩn bị nồi nước đun sôi rồi thả trân châu vào, dùng đũa khuấy vài vòng để các hạt trân châu không bị dính vào nhau. Đun tầm 5 – 7 phút. Sau đó chúng ta tiến hành ủ, Ủ tùy thuộc vào thời tiết, mùa hè thì ủ tầm 15-20 phút, mùa đông thì tầm 30 phút, ủ như này để trân châu dai hơn.
Bước 6:

Sau khi ủ xong, bạn dùng một cái thìa lỗ vớt trân châu ra bát nước đường lạnh đã chuẩn bị sẵn để trân châu không bị dính vào nhau mà lại có độ ngọt khi dùng cùng trà sữa hay các món chè. Cho trân châu vào bát nước đường lạnh

Kết thúc đủ 6 bước là bạn đã hoàn thành cách làm trân châu đen chuẩn vị ngoài hàng dai ngon vừa phải. Dù bạn lựa chọn cách nào để thực hiện thì kết quả cuối cùng thu được những hạt trân châu tròn tròn, dai dai, không bị dính, có vị ngọt nhẹ màu nâu đen bắt mắt là bạn đã thành công.

Thành quả món trân châu đen

Cách 2 làm trân châu đên đơn giản

Nguyên liệu làm trân châu đen

Công thức làm trân châu đen rất đơn giản. Để có những hạt trân châu dai ngon và có vị ngọt vừa phải, bạn cần chuẩn bị đúng nguyên liệu và số lượng cần thiết như sau:

• Bột năng: 350g

• Bột cà phê: 2 gói

• Đường nâu: 20g

• Ca cao: 2 muỗng cafe

• Nước nóng: 250 ml

• Nước lạnh: ½ nồi


Cách nấu trân châu đen không bị dính chuẩn vị

Nào, bạn đã sẵn sàng bắt tay vào cách làm trân châu đen từ bột năng chưa?


Bước 1:

Bạn lấy 1/2 nồi nước lạnh bắc lên bếp đun sôi
Bước 2:

Tiếp theo chuẩn bị một bát tô to cho vào đó: 2 muỗng bột cacao, 20g đường nâu, bột cà phê và 250ml nước nóng.

Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị

Trộn đều tất cả lên rồi cho 200g bột vào năng vào, khuấy thật nhanh và đều tay để hỗn hợp trên tạo thành một. Sau đó chúng ta đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy tầm 10-15 phút.
Bước 3:

Bỏ hỗn hợp sau khi đi hấp cách thủy ra để nguội. Đặt hỗn hợp lên 1 mặt phẳng, sau đó rắc 100g bột năng khô lên mặt và xung quanh, dùng con dao cắt thành những sợi dài rồi lại cắt thành hạt lựu rồi lăn tròn lại.

Cắt rồi lăn tròn hạt trân châu như hạt lựu

Bước 4:

Chuẩn bị 1 nồi khô, khi bạn đã cắt thành những hạt lựu xong, cho chúng vào nồi khô đó. Rắc 50g bột năng khô còn lại vào trộn đều lên để hỗn hợp không vị dính.
Bước 5:

Đem những trân châu vừa trộn ở bước 4 thả vào nồi nước sôi đang đun ở bước 1, lúc nấu phải khuấy đều để chúng không bón hay dính vào nhau. Đun tầm 5-10 phút.

Cho trân châu vào nồi để đun

Sau khi thấy trân châu chìm xuống dưới nồi, chín rồi thì tắt bếp ủ. Ủ tùy thuộc vào thời tiết, mùa hè thì ủ tầm 15-20 phút, mùa đông thì tầm 30 phút, ủ như này để trân châu dai hơn.
Bước 6:

Sau khi ủ xong bạn vớt ra rửa sạch bằng nước lạnh cho hết nhớt. Rồi tráng qua nước đun sôi để nguội.

Vớt trân châu ra rửa sạch bằng nước lạnh

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong phần trân châu vừa nhanh chóng vừa đơn giản. Tuy nhiên, bạn lưu ý là nên sử dụng ngay trong ngày vì nếu để sang ngày hôm sau, luộc lại thì trân châu sẽ bị bở, không dai và mất vị ngon nhé!

Cách bảo quản trân châu không bị cứng

Cách bảo quản trân châu đã luộc không bị cứng

Với cách làm hạt trân châu ngay tại nhà, bạn sẽ có thể thưởng thức thoải mái hơn nhưng một vấn đề là bạn sẽ dễ mắc phải nguy cơ việc làm quá nhiều, Tuy vậy, với số lượng trân châu thừa, rất khó để bạn thực hiện bảo quản chúng mà không gặp phải tình trạng trân châu bị khô và cứng. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn những phương pháp thực sự hiệu quả trong việc bảo quản trân châu.


Các bước bảo quản trân châu đã nấu để được qua đêm

Vốn dĩ, trân châu chủ yếu được làm từ nguyên liệu mềm như bột gạo nếp trộn cùng với bột năng, thêm một chút dừa nên trân châu kể cả chưa luộc trước thì thời hạn bảo quản của chúng vẫn là cực kì ngắn. Và đặc biệt, trân châu trắng khi được luộc chín thì lại càng khó giữ được lâu hơn, nếu nấu quá nhiều thì sẽ rất phí vì phải vứt đi.

Để bảo quản tốt nhất có thể thì ngay từ bước thực hiện làm trân châu, bạn nên chú ý đầu tiên là trong quá trình luộc trân châu, phải đợi nước sôi bùng lên thì mới thả trân châu vào. Vung nồi phải được đậy chặt, thỉnh thoảng bạn nên mở nắp để kiếm tra và tránh bị vấn đề nước tràn ra ngoài.

Cách nấu trân châu đúng là luộc trân châu với lửa lớn đến khi trân châu nổi lên mặt nước thì vớt ra ngay, trân châu sẽ mất đi độ dai vốn có khi bạn sơ ý luộc chín quá. Khi trân châu đã chín thì ta sẽ bắt đầu với những bước bảo quản sau.

Bước đầu tiên

Các bước bảo quản trân châu

Bạn nên chuẩn bị ngay một chậu nước lạnh trong quá trình đang luộc trân châu. Khi luộc bằng thiết bị làm bếp, bạn cần hết sức chú ý rất tỉ mỉ rằng hạt trân châu nào chín, nổi lên trên mặt nước thì dùng muôi thủng vớt ngay ra để tránh tình trạng nó bị chín quá. Rồi sau đó, bạn hãy thả trực tiếp vào bát nước lạnh. Sau đó chỉ việc bỏ trân châu khoảng 5 đến 10 phút trong nước lạnh.

Việc này không những có tác dụng làm cho trân châu có độ dẻo nhưng vẫn dai dai, không bị mềm mà còn để các hạt trân châu không bị dính vào nhau.

Bước thứ hai

Sau khi ngâm nước lạnh khoảng 10 phút thì bạn dùng muôi thủng vớt trân châu ra. Bạn có thể dùng một rổ bé hay rây để đựng trân châu và chờ cho đến khi nó ráo nước. Khi trân châu đã khô nước rồi thì chuẩn bị một hộp nhựa hay xoong đều được. Đây chính là bước đầu trong cách làm trân châu đen.

Bạn hãy cho hết trân châu vừa ráo nước đựng vào xoong inox, thêm một chút đường vào trân châu. Một mẹo nhỏ là càng nhiều đường thì trân châu càng giữ được lâu, đường giúp cho trân châu không bị nở to ra. Cuối cùng, bạn chỉ việc đặt ở nơi khô ráo thoáng mát để bảo quản.

Với cách làm này thì trân châu đã chín bạn có thể bảo quản được khoảng một ngày, bạn hãy yên tâm là trân châu sẽ không bị cứng và bở.

Bước cuối cùng

Còn trong trường hợp bạn nấu quá nhiều mà không thể dùng hết thì chúng tôi khuyên bạn một số mẹo nhỏ sau đây. Ngay lúc trân châu vừa ráo nước thì bạn cho trân châu vào một hộp kín và quan trọng là có kèm theo nắp. Nếu không có nắp thì bạn có thể dùng màng nilon bọc thực phẩm bọc kín miệng hộp rồi sau đó cho vào ngăn mát của thiết bị lạnh. Với cách này thì bạn có thể yên tâm khi trân châu mà bạn vừa làm có thể bảo quản được trong ba đến bốn ngày mà không lo về độ ngon cũng không sợ hư hỏng.

Khi muốn đem ra để pha trà sữa hay nấu cùng chè thì bạn nên luộc lại trân châu một lần với nước sôi. Với cách bảo quản như trên, bạn có thể làm trân châu cùng nhiều nguyên liệu khác nhau, hình thù khác nhau tùy theo sở thích mà không lo về cách bảo quản. Các mẹ hãy lưu lại ngay công thức này để có thể pha cho các bé cốc trà sữa chân trâu thơm ngon, bổ dưỡng nhất nhé.


Cách bảo quản trân châu khô chưa luộc

Bảo quản trân châu khô

Một cách để những người có tính lười và không muốn tự làm trân châu là mua những loại trân châu có sẵn ngoài tiệm để sử dụng nhanh gọn hơn. Nếu bạn mua được những loại trân châu để có cách làm trân châu trà sữa từ các thương hiệu uy tín và nổi tiếng về chất lượng thì sẽ là hoàn toàn đảm bảo nhưng hiện nay trên thị trường lại trôi nổi quá nhiều sản phẩm trân châu không có thương hiệu, không uy tín, không nguồn gốc xuất xứ nên có thể gây hại trực tiếp cho sức khỏe của các thành viên gia đình khi thưởng thức.

Vì thế mà các mẹ nên chú ý mua ở nơi chính hãng và quen thuộc. Trân châu chưa luộc bảo quản dễ dàng hơn so với trân châu đã luộc rồi nhưng không chú ý vẫn xảy ra trường hợp mốc.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO