Việc lau dọn bàn thờ dịp cuối năm, trước và sau ngày cúng ông Công ông Táo

Việc lau dọn bàn thờ dịp cuối năm, trước và sau ngày cúng ông Công ông Táo

Những thông tin rõ ràng này sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết nhất định đối với thời gian cũng như cách thức dọn dẹp bàn thờ chuẩn nhất trong những ngày cuối năm.

Theo phong tục của người Việt Nam, bàn thờ gia tiên vốn là nơi trang trọng và tôn nghiêm, là nơi để con cháu trong nhà tưởng nhớ cũng như bày tỏ lòng thành kính đối với cội nguồn lẫn những người đã khuất. Cứ đến dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại tiến hành dọn dẹp nhà cửa và không quên trang hoàng lại bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, lau dọn bàn thờ trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo vẫn luôn là vấn đề nan giải của nhiều gia đình vào những ngày cận Tết.

Thời điểm chuẩn nhất để lau dọn bàn thờ

Nhiều gia đình thường bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ gia tiên trong 7 ngày Táo Quân lên chầu trời. Bởi theo quan niệm xa xưa, đây được cho là lúc mà các vị thần không còn an toạ tại bàn thờ trong nhà. Chính vì vậy, thời điểm này là thích hợp nhất để các gia đình tiến hành lau dọn, bao sái bàn thờ mà không làm kinh phạm tới những vị thần tiên hay những người đã khuất.

Thời điểm cuối năm là dịp để các gia đình tiến hành việc dọn dẹp ban thờ tổ tiên.

Thế nhưng, một số chuyên gia am hiểu lĩnh vực này lại bác bỏ quan niệm trên vì cho rằng nó không xác đáng. Đồng thời, một chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng: “Trên thực tế, bàn thờ là nơi linh thiêng tập trung rất nhiều năng lượng tốt lành cho cả nhà và tạo ra phúc đức, nên việc dọn dẹp bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể làm sạch sẽ bàn thờ được”.

Phương thức làm sạch sẽ bàn thờ đúng và hiệu quả

+ Xin phép trước khi muốn lau dọn bàn thờ

Theo phong thuỷ học, để tiến hành sái tịnh bàn thờ thì trước đó, người thực hiện phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả sẵn để đặt lên bàn thờ, sau đó là thắp một nén hương nhằm thông báo cho tổ tiên, thần linh biết trong ngày hôm đó gia chủ sẽ tiến hành dọn dẹp, lau chùi bàn thờ. Đồng nghĩa với đó là mời ông bà, tổ tiên cùng các vị thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu dọn dẹp để tránh việc mạo phạm. Đối với việc dọn dẹp bàn thờ gia tiên thì không phân biệt người dọn dẹp là ai trong nhà, chỉ cần có lòng thành kính và cẩn thận, tỉ mỉ với từng món đồ trên bàn thờ.

Những điều cần tránh khi cúng ông Táo


Khi dọn dẹp, quan trọng nhất là lòng thành của người thực hiện đối với tổ tiên.

+ Chuẩn bị những thứ cần thiết

Trước khi bắt tay vào việc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần chuẩn bị chổi và khăn lau, nhưng lưu ý phải sử dụng đồ mới, sạch sẽ. Đối với nước dùng để bao sái bàn thờ tốt nhất phải là nước từ 5 loại thảo dược, bao gồm quế, hồi, đinh hương, gỗ vang và bạch đàn. Nếu không có loại nước này, gia chủ có thể nay thế bằng rượu gừng hoặc nước ấm sạch để tẩy uế và làm sạch các vật dụng cúng kiếng trên bàn thờ.

Các gia đình có thể mua một gói thảo dược về rửa sạch, đun sôi kỹ với 1,5 lít nước và để ấm, sau cùng lấy nước này để lau rửa bàn thờ lẫn đồ thờ cúng. Trong trường hợp muốn giữ mùi thơm lâu hơn thì gia chủ đun với thời gian lâu hơn để nước đặc lại, hoặc mua thêm hương liệu.

Cách dọn bàn thờ cúng ông Công ông Táo
Gia chủ dùng nước rượu gừng hoặc nước ấm sạch để tẩy uế và làm sạch các vật dụng cúng kiếng trên bàn thờ.

Bên cạnh đó, gia chủ nên chuẩn bị một chiếc bàn, sử dụng vải hoặc giấy đỏ bên trên chỗ đặt bài vị. Nếu bàn thờ đặt chung bài vị gia tiên với thần linh thì lưu ý phải tách biệt rạch ròi tại hai vị trí khác nhau, tuyệt đối không được lẫn lộn. Sau đó, gia chủ dọn sạch một khu vực để tiến hành hạ bài vị và các đồ thờ cúng xuống. Cuối cùng là lau quét bụi bặm, tàn hương, lau rửa bàn thờ lẫn các vật dụng cúng kiếng.

+ Các bước lau dọn bàn thờ

Các chuyên gia phong thuỷ lưu ý rằng, việc dọn dẹp bàn thờ tốt nhất phải được thực hiện theo trình tự từ trên cao xuống dưới thấp. Các gia đình nên chuẩn bị khăn mềm, sạch để lau các bức tượng có trên bàn thờ để tránh việc bị trầy xước hay làm mất màu sơn. Với các bức tượng làm bằng đồng thì không nên lau rửa bằng rượu, cồn và hoá chất để tránh làm cho chất liệu này bị ô xy hoá, han rỉ thành màu xanh hay bị xỉn màu.

Chân nhang được rút lần lượt cẩn thận để tránh xê dịch bát nhang theo quan niệm dân gian.

Trong quá trình lau chùi bàn thờ gia tiên, gia chủ phải hạn chế tuyệt đối việc di dời bát hương, tượng thần lẫn các đồ cúng khác. Đơn giản, bát hương được coi là hình thức hội tụ tâm thức, nó như sợi dây vô hình liên kết hai cõi âm - dương. Do đó, việc xê dịch bát hương tuỳ tiện có thể sẽ làm đứt sợi dây liên kết này khiến các thành viên trong gia đình dễ gặp chuyện tai ương, sóng gió.

Trong trường hợp tệ nhất, chẳng may có sự cố ngoài ý muốn xảy ra trong việc di chuyển đồ thờ cúng, tượng thần linh hay bát hương,… thì khi lau rửa xong phải nhanh chóng hoàn nguyên vị trí đúng như ban đầu. Ngoài ra, gia chủ phải thường xuyên tỉa chân hương cho bát hương, tránh việc tồn quá nhiều chân hương lại, vừa gây khó khăn cho việc cúng bái, vừa dễ gây mất vệ sinh cho khu vực linh thiêng.

Nếu di chuyển đồ thờ cúng để lau sạch sẽ thì phải nhanh chóng hoàn về vị trí cũ.

Khi đã lau chùi xong bàn thờ, gia chủ tiếp tục công việc thay nước ở các bình hoa và thay nước cúng cho các ly nước (nếu có). Hoa được chọn cắm vào bình phải còn tươi, sạch sẽ, đối với hoa héo, tàn hoặc gãy thì phải bỏ đi ngay lập tức. Sau khi dọn dẹp xong và sắp xếp lại như cũ, gia chủ tiến hành thắp 3 nén hương và khấn vái mời thần linh, tổ tiên trở về quy tụ cùng con cháu.

Một vài lưu ý quan trọng trong quá trình dọn dẹp bàn thờ

+ Đảm bảo chổi quét và khăn lau bàn thờ luôn sạch sẽ, tránh dùng chung cho những công việc khác.

+ Dùng tay giữ không cho bát hương, bài vị xê dịch nhiều rồi lấy khăn sạch có phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa,… để lau sạch.

+ Người trực tiếp bao sái bàn thờ phải nghiêm túc, trang phục nghiêm trang, hơi thở sạch sẽ, thành tâm thực hiện các công đoạn để thể hiện lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.

+ Theo quan niệm dân gian và phong thuỷ, khi bao sái bát nhang phải để lại 3 hoặc 5 chân nhang, những chân nhang rút bỏ sẽ tiến hành đốt và dải tro ở những vùng nước lớn, thông thuỷ.

Sau khi dọn dẹp xong và sắp xếp lại như cũ, gia chủ tiến hành thắp 3 nén hương và khấn vái mời thần linh, tổ tiên trở về quy tụ cùng con cháu.

Như vậy, những điều trên đây sẽ giúp mọi người có thêm hiểu biết nhất định đối với thời gian cũng như cách thức dọn dẹp bàn thờ chuẩn nhất trong những ngày cuối năm. Những đúc kết có từ xa xưa này sẽ giúp mọi người hạn chế được tối đa việc phạm phải các cấm kỵ trong phong thuỷ, nhờ đó mà tránh được những xui rủi ngoài ý muốn. Tuy nhiên, các gia đình nên giữ cho bàn thờ gia tiên luôn được sạch sẽ, tươm tất vào mọi thời điểm trong năm chứ không phải riêng gì dịp Tết đến xuân về để khu vực tâm linh của gia đình luôn tràn đầy vận khí tốt lành.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO