5 lưu ý để tránh cho con bị cảm nắng vào mùa hè

5 lưu ý để tránh cho con bị cảm nắng vào mùa hè

Vào mùa hè, tiết trời nắng nóng, nhiệt độ tăng cao khiến cho trẻ nhỏ dễ bị cảm nắng với các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, khó chịu. Nó tiềm ẩn nhiều mối đe dọa với sức khỏe của trẻ, trong đó nghiêm trọng nhất là gây đột quỵ. Do đó, khi chăm sóc trẻ em trong những ngày thời tiết oi bức, bố mẹ cần biết về những biểu hiện và cách ngăn ngừa bệnh cảm nắng cho con nhỏ. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

5 lưu ý để tránh cho con bị cảm nắng vào mùa hè5 lưu ý để tránh cho con bị cảm nắng vào mùa hè

Cảm nắng là gì?

Cảm nắng là một chứng bệnh do trời nắng nóng phổ biến. Khi trẻ hoạt động hay di chuyển quá lâu dưới thời tiết nắng nóng (đặc biệt trong khoảng từ 11 - 14 giờ), vùng cổ gáy của trẻ sẽ liên tục bị ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu vào, khiến cơ thể bị chấn động, rối loạn điều hòa thân nhiệt và mất nước cấp cho các hoạt động của cơ thể.

Một số biểu hiện của bệnh cảm nắng bao gồm:

Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Đổ mồ hôi nhiều
Sốt cao
Thở gấp gáp, thở nhanh
Cơ thể mệt mỏi, mắt yếu lờ đờ, thị lực suy giảm.
Cơ bắp mệt mỏi, cơ chuột rút hoặc yếu...

Đặt biệt, nắng nóng thường diễn ra với cường độ mạnh hơn và kéo dài liên tục suốt các tháng hè. Do vậy, thời gian này là lúc số trẻ nhỏ bị say nắng tăng vọt. Do đó, ba mẹ cần có những biện pháp chống nắng an toàn cho bé để chăm sóc trẻ em được tốt nhất.
cảm nắng là gì cảm nắng là gì

Mẹ cần lưu ý gì để tránh cho con bị cảm nắng vào mùa hè?

1. Trang bị quần áo đi nắng cho bé

Trong những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, tia UV và các bức xạ mặt trời gây nguy hiểm đến làn da cũng như cơ thể của bé. Vì vậy, nếu có di chuyển ngoài trời, mẹ hãy mặc thêm áo khoác, quần dài, đội nón mũ, che ô để bảo vệ làn da của con tránh bị cháy nắng, viêm da hay dị ứng thời tiết...

Ngoài ra, mẹ cũng nên chăm sóc làn da của trẻ bằng cách sử dụng thêm kem chống nắng chuyên dụng dành riêng cho trẻ em. Kem chống nắng có các thành phần chống lại tia UV, bảo vệ làn da bé khỏi những tác động từ môi trường tốt hơn.
quấn áo chống nắng ngày hè quấn áo chống nắng ngày hè

2. Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể

Uống nước lọc nhiều giúp cho cơ thể điều hòa nhiệt độ tốt hơn, khiến nhiệt độ cân bằng ở 37 độ C. Ngoài ra, việc bổ sung nhiều nước còn giúp vận chuyển Oxy và chất dinh dưỡng để nuôi tế bào tốt nhất, thải độc cũng như chuyển hóa năng lượng để cơ thể bé luôn khỏe mạnh, không uể oải. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể bé mỗi ngày để phòng chống bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch cho con.

3. Không cho trẻ uống nước lạnh

Trẻ con thường thích uống các thức uống lạnh, nước ngọt với thật nhiều đá, kem lạnh... Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ mùa hè, mẹ cần hạn chế cho bé dùng các loại đồ lạnh này nhé. Thứ nhất, việc uống nước đá có nhiệt độ chênh lệch lớn so với nhiệt độ cơ thể sẽ khiến cơ thể trẻ phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn để làm nóng, điều chỉnh nhiệt độ nước cho phù hợp với bên trong cơ thể. Ngoài ra, uống nước đá còn làm tăng tiết nhầy, giảm hoạt động của tuyến tiết dịch bên trong cổ họng, dẫn đến tình trạng đau họng, khó chịu ở trẻ.
bổ sung nước mỗi ngày bổ sung nước mỗi ngày

4. Hạn chế tắm nước lạnh

Trong những ngày oi bức, tắm nước lạnh thường mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên, việc làm này vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ lẫn người lớn. Bởi sau khi đi nắng về hoặc vận động quá nhiều, mồ hôi ra nhiều khiến lỗ chân lông giãn nở thoát nhiệt. Lúc này, nếu cho bé tắm nước lạnh, khí lạnh sẽ nhanh chóng thâm nhập vào cơ thể qua những lỗ chân lông đang giãn nở. Bé có thể bị choáng váng hoặc có hiện tượng “sốc nhiệt” rất nguy hiểm.

Do đó, để chăm sóc trẻ em tốt hơn, mẹ cần lưu ý giữ cho thân nhiệt của bé luôn bình ổn. Trước khi tắm hãy làm ráo hết mồ hôi và không nên tắm với nước quá lạnh.hạn chế tắm nước lạnhhạn chế tắm nước lạnh

5. Không nên sử dụng quạt và điều hòa sau khi trẻ đi dưới nắng/ hoạt động ngoài trời nắng

Sau khi vận động ngoài trời, nhiều trẻ nhỏ có thói quen bật quạt mạnh hoặc chỉnh máy lạnh thẳng vào người. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Bởi lẽ, khi thân nhiệt trẻ đang cao, việc ngồi trong phòng lạnh và trước quạt sẽ làm cho mạch bị co lại, gây nên hiện tượng cứng cổ, vai gáy… Ngoài ra, khi ngồi trong phòng máy lạnh, nhiệt độ không đủ cao để mồ hôi bốc hơi, khiến mồ hôi dễ ngấm ngược lại gây cảm lạnh.

Khi trẻ nhỏ đi dưới nắng về, hay sau khi hoạt động ngoài trời, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở chỗ thoáng khí, bóng mát để hạ thân nhiệt xuống mức bình thường. Nếu muốn bật quạt thì hãy bật số nhỏ, cho quạt quay, không được để gió quạt thẳng vào người.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO