Theo khoa học đã chứng minh: sức khỏe của con người chủ yếu dựa vào cách chăm sóc và phòng bệnh hàng ngày. Chính vì thế, ngay từ hôm nay bạn hãy học cách chăm sóc bản thân một cách khoa học và đều đặn hơn nhé.
1. Đảm bảo chế độ ăn khoa học
Nếu bạn muốn không bị bệnh, trước hết phải đảm bảo việc ăn uống tốt. Một lối sống tốt nhất cho sức khỏe chính là thực hành các thói quen ăn uống tốt.
Một thói quen ăn uống tốt bắt đầu từ 4 việc nghiêm túc bạn cần phải làm, cụ thể như sau:
Hãy ăn bớt đi 1 miếng, hãy vận động thêm 10 phút. Đó là phương châm giúp bạn luôn khỏe mạnh nếu kiên trì áp dụng hàng ngày. Đây là lời khuyên có thể giúp bạn duy trì được năng lượng cân bằng trong cả ngày dài, giữ thể chất năng động, trọng lượng cơ thể ổn định.
Thực phẩm nên ăn tối đa 70-80% khả năng, lượng dầy mỡ và chất béo nên giảm 20%. Cách ăn này có thể giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 80 kcal, để ngăn chặn cho 90% số người cân nặng bình thường không có điều kiện phát triển thành thừa cân, béo phì.
Rau quả ăn đầy đủ, bổ sung các loại sữa đậu hàng ngày.
Ăn nhiều rau hơn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa một số bệnh ung thư nhất định. Việc tiêu thụ rau hàng ngày nên được đảm bảo đa dạng về chủng loại và hợp lý về số lượng, nên ăn nhiều đậu hơn.
Ăn đúng giờ, đủ ba bữa ăn
Do có sự sung túc hơn về điều kiện vật, chất, nhiều người đã có thói quen ăn quá nhiều, tạo ra sự rối loạn trong việc ăn uống, dẫn đến dễ dàng gây ra các bệnh đường tiêu hóa, dẫn ddeesn đau dạ dày. Trong khi đó, cơ thể rất cần bạn ăn đơn giản, đủ loại thức ăn, cân bằng, thì nhiều người lại không làm được.
Hãy cố gắng ăn đủ ngày 3 bữa, ăn no khoảng 80%, ăn dáng trước 8h, ăn trưa trưa trong giai đoạn từ 11-13h, ăn tối trong thời gian từ 18-20h, không nên ăn sai lệch giờ giấc.
4 nguyên tắc trên rất đơn giản nhưng lại chính là bí quyết sống khỏe mỗi ngày từ các chuyên gia dinh dưỡng. Cho nên, để có thể an tâm sống khỏe thì việc bạn cần làm là nghiêm túc hơn với bản thân và rèn luyện tính kiên trì với bất cứ phương pháp sống khỏe mạnh nào.
2. Đi ngủ đúng giờ: Phải ngủ trước 12 giờ đêm
Giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ buổi tối có vai trò đặc biệt quan trọng tới thể chất và tinh thần của con người. Chỉ cần một giấc ngủ ngon mỗi ngày đã giúp bạn có thể an tâm sống khỏe cả đời rồi đấy.
Theo khảo sát của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy, những người duy trì giấc ngủ hàng đêm trung bình 7-8 giờ thường có tuổi thọ cao nhất; trong khi những người chỉ ngủ trung 4 giờ hoặc ít hơn, thì 80% trong số họ có cuộc sống ngắn ngủi.
Theo chuyên gia Quách Hề Hằng, Giám đốc Trung tâm điều trị bệnh về Giấc ngủ và hô hấp, Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh (TQ), mỗi một độ tuổi khác nhau thường có thời gian ngủ khác nhau, phù hợp với thể trạng và tâm sinh lý. Dù là lứa tuổi nào, đều phải đi ngủ trước 12 giờ đêm.
Khung giờ ngủ lý tưởng theo độ tuổi để bạn tham khảo:
Người cao tuổi trên 60 tuổi: ngủ 5,5 ~ 7 giờ/ ngày.
Người lớn từ 30 đến 60 tuổi: ngủ khoảng 7 giờ/ ngày.
Những người trẻ tuổi từ 13 đến 29: ngủ khoảng 8 giờ/ ngày.
Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: ngủ từ 10 đến 12 giờ/ ngày.
3. Cai thuốc, uống rượu giới hạn hoặc cai rượu
Khoa học đã chỉ ra rằng cai thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não, ung thư và các bệnh khác.
Lời khuyên về cách bỏ hút thuốc bao gồm: vứt bỏ các gói thuốc lá, gạt tàn thuốc, diêm, bật lửa, khi thèm thuốc, cố gắng hít thở sâu, hoặc nhai kẹo cao su không đường, cố gắng không ăn đồ ăn vặt để thay thế sự thèm thuốc lá để không gây ra lượng đường trong máu cao , béo phì.
Nên đi dạo sau bữa tối hoặc ăn trái cây sau bữa ăn thay thế cho thói quen hút thuốc lá; sắp xếp một số hoạt động thể chất cho bản thân như bơi lội, chạy bộ, câu cá, … để cai thuốc. Nếu cần, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của bác sĩ trong việc cai thuốc.
Không nên uống quá 2 chén rượu
Uống rượu quá lâu dài là một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch và mạch máu não. Mỗi lần uống, nam giới không nên vượt quá 25g đồ uống có cồn.
Rượu vang không nên uống quá 100 đến 150ml (tương đương khoảng 2-3 ly) hoặc bia không nên quá 250 đến 500ml, rượu trắng không nên quá 25-50ml. Phụ nữ thì nên giảm một nửa.
4. Điều chỉnh trạng thái tâm lý: Sức khỏe tâm thần luôn phải khỏe mạnh
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, về mặt sức khỏe, chúng ta biết rằng ngoài sức khỏe thể chất, còn có sức khỏe tâm thần, trong đó có sức khỏe tâm lý, sức khỏe tinh thần, và thậm chí cả sức khỏe đạo đức.
Cuộc sống nên xem xét hai điều, đối xử với những người khác như những gì mình mong muốn nhận được. Phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của bản thân mình, biết cách cân bằng tâm lý.
Tổ chức Y tế thế giới đã có một định nghĩa đầy đủ hơn về sức khỏe: Sức khỏe là một trạng thái thích ứng về thể chất, tinh thần và xã hội hoàn chỉnh, không chỉ là không có bệnh hay thương tật. Sức khỏe tinh thần bao gồm 3 yếu tố là sức khỏe tâm thần, sức khỏe tình cảm và sức khỏe đạo đức.
Chính vì thế để an tâm sống khỏe mỗi ngày chúng ta cần có một tâm lí khỏe mạnh và cân bằng nhất có thể.
5. Tuân thủ duy trì 30 phút tập thể dục cường độ thấp mỗi ngày
Khoa học đã chứng minh rằng : Người nào thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao thì bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư có thể giảm thiểu nguy cơ từ 20 -30 %.
Nhân viên văn phòng nói chung, một ngày nên đi bộ khoảng 3.000 bước, ngoài ra, cũng phải tập thể dục mỗi ngày và sau đó 30 phút đến 1 giờ để đạt được mục tiêu của hoạt động thể chất. 5-7 ngày một tuần, tổng cộng hoạt động cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ 4.000 bước mỗi ngày.
Đơn giản đúng không? An tâm sống khỏe không khó, chỉ cần chúng ta biết cách và kiên trì thực hiện mà thôi.
6. Kiểm soát trọng lượng: Tự đo các số đo cơ thể, chu vi vòng eo không vượt quá 90cm
Giáo sư Đào Chu Hoa, chuyên gia tim mạch, Bệnh viện nhân dân Thiên Tân (TQ) cho biết, kiểm soát cân nặng là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, bệnh tim mạch vàn,h là một phần quan trọng của quy trình chăm sóc sức khỏe.
Chất béo bụng càng tích tụ, nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và mạch máu não càng cao, mỡ bám vào nội tạng càng tăng nguy cơ sinh ra các bệnh tại nội tạng.
Kiểm soát số đo vòng eo để hạn chế các bệnh béo phì, tiểu đường,….
Người lớn nam vòng eo > 90cm, hoặc eo-hông tỷ lệ > 0,90; người lớn nữ vòng eo > 85cm, hoặc eo-hông tỷ lệ > 0,85.
Một khi nhu cầu giảm cân, phải dần dần, thường trừ 0,5 đến 1.0kg mỗi tuần, sáu tháng đến một năm giảm 5-10% trọng lượng ban đầu là thích hợp.
7. Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
Theo bác sĩ Phó Quân, Bệnh viện số 1 Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc, người sau 30 tuổi nên làm một bài kiểm tra thể chất mỗi năm bằng cách đi khám định kỳ. Còn người sau tuổi 50 nên kiểm tra sức khỏe thể chất mỗi sáu tháng. Đồng thời, các hạng mục kiểm tra y tế nên được “điều chỉnh” theo tình trạng bệnh cụ thể.
Ví dụ:
Những người ăn uống thất thường, hay ăn bên ngoài, cần chú ý kiểm tra hệ tiêu hóa và trao đổi chất, kiểm tra đường huyết, lipid máu, acid uric, và carbon, kiểm tra hơi thở, kiểm tra vi huẩn HP trong dạ dày.
Những người hay uống rượu bia, cần tập trung khám vào bệnh gan, viêm gan B, xét nghiệm về các chỉ số máu do uống rượu để đánh giá tửu lượng. Khuyến khích siêu âm màu tim và kiểm tra tỷ lệ eo-hông.
Những người hút thuốc, nên kiểm tra ung thư phổi và ung thư mũi họng, làm xét nghiệm và chụp phim ngực, kiểm tra máu đánh dấu khối u ung thư phổi, xét nghiệm đờm, tế bào học.
Người thường làm việc với máy tính, người ít vận động, nên chụp CT có chọn lọc xương sống, đĩa đêm, đốt sống cổ, thắt lưng CT.
Khám định kì hàng năm sẽ giúp chúng ta nắm rõ được tình hình sức khỏe của bản thân, cần phải làm gì để cải thiện sức khỏe từ đó có thể an tâm sống khỏe – sống vui hơn.
8. Duy trì đời sống tinh thần lạc quan, tích cực
Để xây dựng đời sống tinh thần khỏe mạnh, bạn cần tập thói quen suy nghĩ lạc quan, tích cực trong mọi tình huống; biết hài lòng với cuộc sống của mình; lên kế hoạch và xây dựng những mục tiêu ngắn hạn rõ ràng, cụ thể để tập trung thực hiện; học cách kiểm soát tốt cảm xúc; chọn bạn bè khôn ngoan, phù hợp; làm việc hiệu quả và biết nghỉ ngơi đúng cách; tìm sự cân bằng, thư thái cho cảm xúc bằng một số môn nghệ thuật hoặc giải trí như: âm nhạc, diễn kịch, đọc sách… vào cuộc sống; đi du lịch càng nhiều càng tốt…
9. Xây dựng thói quen sống văn minh, lành mạnh
Bạn nên thiết lập các thói quen sinh hoạt hàng ngày khoa học và tốt cho sức khỏe như: không hút thuốc, không chơ lô đề, cờ bạc; không sử dụng chất kích thích hay chất gây nghiện như ma túy, rượu bia…, có đời sống tình dục an toàn; tập thể dục đều đặn trong tuần; ngủ đủ giấc; học nấu ăn để tự chuẩn bị cho mình những bữa ăn dinh dưỡng; giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch, khám sức khỏe định kỳ, hạn chế sử dụng điện thoại, lap top quá nhiều…
Trong tất cả các loại đầu tư, có thể nói đầu tư cho sức khỏe là đầu tư sinh lời nhất mà bạn không bao giờ phải hối tiếc. Dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa, bạn cũng nên học cách sống khỏe để có một cuộc sống tốt đẹp. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức và cái nhìn đúng đắn hơn với sức khỏe của mình để có thể rèn luyện bản thân và an tâm sống khỏe mỗi ngày.