Tập thể dục là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Hoạt động thể chất thúc đẩy sức khỏe. Nhưng không phải tất cả các bài tập đều có tác động như nhau. Bác sĩ Michael Hunter, một trong những bác sĩ ung thư nổi tiếng ở Tây Bắc Thái Bình Dương chỉ ra, rằng, những bài tập khác nhau có hiệu quả ngăn lão hóa khác nhau. Tiến sĩ Michael Hunter là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, từng tốt nghiệp Đại học Y Harvard, bằng y khoa từ ĐH Yale và hoàn thành bằng bác sĩ nội trú chuyên khoa ung thư bức xạ tại Bệnh viện Đại học Pennsylvania.
Cơ thể có hơn 30 nghìn tỉ tế bào, mỗi tế bào chứa chromosome. Cuối tất cả chromosome đều có telomere, là một đoạn DNA phụ giúp phân chia tế bào. Tuy nhiên với mỗi lần phân bào, telomere sẽ bị xung đột, góp phần vào già hóa, bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Bạn có thể thực hiện từng bước để bảo vệ telomere và góp phần làm chậm quá trình lão hóa.
Telomere là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút của nhiễm sắc thể. Từ những năm 1930, hai nhà khoa học Hermann Muller (giải Nobel năm 1946) và Barbara McClintock (giải Nobel năm 1983) đã phát hiện thấy ở động vật có vú, các đầu tận cùng của nhiễm sắc thể được bảo vệ bằng các telomere (theo tiếng Hy Lạp, telo có nghĩa là cuối, còn mere là phần), tức là những cấu trúc đặc biệt được hình thành bởi các chuỗi TTAGGG lặp lại kế tiếp nhau.
Ở người các chuỗi lặp lại của telomere có từ 5.000 đến 15.000 base. Telomere có nhiệm vụ bảo đảm sự bền vững của các chromosome, chống lại thoái hóa tế bào, chống lại sự tái tổ hợp sai lạc và có vai trò điều hòa gen. Khi các telomere của tế bào ngắn lại, tế bào cũng già đi theo thời gian. Bởi thế, telomere của tế bào là yếu tố quyết định đến tuổi thọ của chúng ta.
Theo đó, tập thể dục là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ telomere vì nó xóa tan hai tác động xấu: viêm và căng thẳng. Mỗi khi bạn trì hoãn việc tập thể dục, hãy nghĩ rằng mình nên tập luyện để bảo vệ telomere.
Aerobic và HIIT là 2 dạng bài tập tốt nhất để chống lão hóa
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch châu Âu gần đây cung cấp dữ liệu chỉ ra 2 hình thức thể dục có hiệu quả tốt nhất để làm chậm quá trình rút ngắn telomere. Bác sĩ Michael dẫn chứng kết quả của một nghiên cứu mới đây:
- Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 124 người tập thể dục đều đặn 45 phút, 3 lần/tuần trong 26 tuần liên tục.
- Họ chia những người tham gia thành 4 nhóm: 1) aerobic; 2) bài tập cường độ cao, ngắt quãng (HIIT); 3) bài tập tăng cơ bắp bài tập trên máy); 4) một nhóm không luyện tập.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, trong những ngời trong nhóm đố chứng và nhóm luyện tập sức đề kháng, độ dài của telomere không thay đổi. Tuy nhiên, những người trong nhóm tập aerobic và HIIT, chiều dài của telomere tăng gấp đôi.
Theo đó, việc thực hiện các bài tập aerobic cường độ trung bình ba ngày trong một tuần, mỗi lần 45 phút, có thể tăng gấp đôi hoạt động của enzyme gọi là telomerase giúp phục hồi telomere bị xung đột.
Tất nhiên, chiều dài của telomere không phải yếu tố duy nhất góp phần trong quá trình lão hóa. Tập thể dục có thể kích thích sự hoạt động tối ưu hóa của ty thể (nhà máy năng lượng của tế bào). Đối với nhóm luyện tập tăng cơ bắp, mặc dù hoạt động không có tác dụng tích cực đáng kể đối với telomere, những hoạt động tăng cơ bắp như nâng tạ có thể đem tới một số lợi ích khác như: giảm chấn thương khi ngã; giảm nguy cơ loãng xương...
Đối với bản thân, bác sĩ Michael thường xuyên luyện tập cả aerobic, HIIT và bài tập tăng cơ bắp. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo, nên đặc biệt lưu ý: Bạn nên duy trì việc luyện tập liên tục với cường độ phù hợp với bản thân. Không nên dồn việc tập luyện vào một lần. Tập luyện quá đà có thể làm tổn hại đến telomere.