Bệnh phổi tắc nghẽn COPD và ung thư phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn COPD và ung thư phổi

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD) - một nhóm bệnh bao gồm giãn phế nang và viêm phế quản mãn tính- là yếu tố nguy cơ đáng kể đối với ung thư phổi. Hai bệnh này làm việc thở trở nên khó khăn và giảm chất lượng cuộc sống. Theo một bài báo năm 2012, khoảng 1% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) phát triển thành ung thư phổi mỗi năm. Tuy nhiên, ảnh hưởng đồng thời của COPD và ung thư phổi đối với tuổi thọ thì chưa được biết rõ. Chỉ biết rằng việc mắc COPD có thể làm bệnh tiến triển xấu đi của một người bị ung thư phổi.

COPD là gì?

COPD là thuật ngữ chỉ một nhóm bệnh phổi có xu hướng xấu đi theo thời gian. Ví dụ như giãn phế nang và viêm phế quản mãn tính.

Phổi bao gồm nhiều ống, đường dẫn khí, phân nhánh thành các ống nhỏ hơn. Ở cuối các đường dẫn khí này là các túi khí nhỏ phồng lên và xẹp xuống trong quá trình thở.

Khi một người hít vào, oxy di chuyển xuống các ống này và đi qua các túi vào máu. Khi thở ra, khí carbon dioxide rời khỏi dòng máu và đi ra ngoài qua các túi khí và đường thở.

Ở những người bị COPD, viêm phổi mãn tính làm tắc nghẽn đường thở và có thể làm cho việc thở khó khăn hơn. COPD cũng gây ho và tăng sản xuất chất nhầy, có thể dẫn đến việc tắc nghẽn. Đường thở và túi khí có thể bị tổn thương hoặc kém linh hoạt.

Nguyên nhân phổ biến nhất của COPD là hút thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác. Theo các nghiên cứu, có tới 75 % những người bị COPD hút thuốc. Tuy nhiên, tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích hoặc khói độc hại khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra COPD.

Di truyền cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển COPD. Ví dụ, những người bị thiếu protein alpha-1 antitrypsin có thể dễ bị COPD hơn, đặc biệt nếu họ hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với các chất kích thích phổi khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng của COPD thường bắt đầu ở những người 40 tuổi trở lên.

Thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh COPD

Các nghiên cứu

Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa COPD và ung thư phổi. Những người bị COPD có nhiều khả năng phát triển ung thư phổi và những người mắc bệnh ung thư phổi có nhiều khả năng phát triển COPD.

Các nhà nghiên cứu không hiểu rõ tại sao hai bệnh này có mối liên hệ mạnh mẽ như vậy, nhưng họ cho rằng có một số yếu tố tương tác với nhau để làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở những người mắc COPD.

Hút thuốc là một yếu tố tăng nguy cơ đáng kể cho cả hai bệnh này. Hầu hết những người bị COPD đã từng hút thuốc tại thời điểm nào đó trong cuộc sống. Những phụ nữ không hút thuốc có nhiều khả năng phát triển COPD hơn những nam giới không hút thuốc.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lý do để giải thích mối liên kết giữa hai bệnh này, bao gồm:

  • Tổn thương phổi liên quan đến COPD: COPD gây tổn hại đáng kể cho phổi và dần dần nghiêm trọng hơn theo thời gian. Điều này làm tăng nguy cơ ung thư phổi do tăng việc phát triển tế bào bất thường. Nguy cơ ung thư phổi còn cao ở những người bị giãn phế nang chưa bao giờ hút thuốc, cho thấy vai trò của tổn thương phổi đóng vai trò quan trọng
  • Di truyền: Một số người có nguy cơ di truyền sẽ dễ bị bệnh với khói thuốc lá hơn.

Các nhà nghiên cứu đã xác định được một số gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD hoặc ung thư phổi ở những người hút thuốc

  • Viêm: COPD làm tăng viêm phổi, và có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư. Quá

trình chữa viêm cũng làm tăng nguy cơ mắc cả COPD và ung thư.

Mặc dù có mối liên hệ này, nhiều người mắc COPD vẫn không biết về khả năng dễ mắc ung thư phổi.

Một nghiên cứu dựa trên phỏng vấn 40 người mắc COPD năm 2019 cho thấy những người tham gia không biết rằng họ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn. Hầu hết những người tham gia quy cho những thay đổi trong triệu chứng là do COPD, thay vì cần phải đi sàng lọc ung thư phổi. Những người bị COPD nên báo cáo bất kỳ thay đổi triệu chứng nào cho bác sĩ.

Ung thư phổi có thể dễ điều trị hơn trong giai đoạn đầu. Ngay cả những người bị ung thư giai đoạn cuối có thể sống lâu hơn nếu được điều trị sớm. Do đó, việc thiếu hiểu biết về mối liên hệ giữa ung thư phổi và COPD có thể rút ngắn cuộc sống của những người bị rối loạn hô hấp mãn tính. Hơn nữa, các triệu chứng của COPD có thể giống như triệu chứng ung thư phổi, khiến việc chẩn đoán sớm trở nên khó khăn hơn.

Hút thuốc là yếu tố nguy cơ lớn nhất Hình ảnh tổn thương của bệnh nhân bị COPD trên phim chụp CT/Scan lồng ngực để phòng ngừa cả COPD và ung thư phổi.

Chụp CT/Scan lồng ngực

Các yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với cả COPD và ung thư phổi là hút thuốc.

Những người đã hút nhiều thuốc trong cuộc đời đối mặt với nguy cơ cao nhất. Bỏ hút thuốc làm giảm nguy cơ ung thư. Ngay cả những người đã bị COPD cũng có thể kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng việc bỏ thuốc lá.

Một số yếu tố nguy cơ ung thư phổi khác ở những người mắc COPD bao gồm:

  • Trên 60 tuổi
  • Tiền sử sử dụng thuốc lá
  • Chỉ số khối cơ thể thấp (BMI)
  • Hút thuốc lâu hơn 60 năm, hút 20 điếu thuốc mỗi ngày

Những người có triệu chứng hô hấp mới xuất hiện hoặc xấu đi cũng có thể có tăng

nguy cơ. Những người mắc COPD không nên cho rằng ho, khó thở, đờm bất thường hoặc các triệu chứng tương tự là kết quả của COPD. Kiểm tra y tế thường xuyên có thể giúp những người bị COPD được chẩn đoán ung thư phổi kịp thời.

Tỷ lệ tử vong cao ở những người mắc cả COPD và ung thư cho thấy sàng lọc ung thư rất quan trọng cho những người mắc COPD so với những người không bị bệnh này.

COPD là một bệnh mãn tính nghiêm trọng theo thời gian. Những người bị COPD thường tử vong do bệnh này hơn là do những bệnh khác. Tuy nhiên, với chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp, người bệnh có thể sống trong nhiều năm với COPD.

Ung thư phổi sẽ rút ngắn cuộc sống của một người mắc bệnh COPD và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Mặc dù ung thư phổi có thể gây tử vong, nhưng phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng sống. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư phổi là 18,6%, nhưng con số này tăng lên 56% khi bác sĩ phát hiện ung thư phổi trước khi nó di căn đến các khu vực khác của cơ thể.

Do đó, một người bị COPD, thậm chí bị ung thư phổi có thể sống nhiều năm nếu được điều trị kịp thời. Vì các triệu chứng của COPD rất khó phân biệt với các bệnh khác, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để theo dõi các triệu chứng và sự tiến triển.

COPD và ung thư phổi đều là những bệnh nghiêm trọng gây tử vong. Tuy nhiên, không nên sợ hãi khi chẩn đoán và điều trị bệnh. Điều trị y tế kịp thời sẽ giúp những người bệnh có cơ hội sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Ngay cả với một căn bệnh nan y, kế hoạch điều trị đúng đắn có thể giúp một người sống nhiều năm hơn với chất lượng cuộc sống cao hơn.

Bài viết được viết bởi Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Tuyết Mai - Trưởng khoa nội Ung bướu - Khoa Nội ung bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO