Bệnh suy tim có chữa được không?

Bệnh suy tim có chữa được không?

Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh lý tim mạch, làm giảm khả năng bơm máu của tim dẫn đến không cung cấp đủ nhu cầu oxy cho cơ thể. Mặc dù suy tim là chặng đường cuối của các bệnh lý tim mạch nhưng có một số trường hợp nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn.

Suy tim có chữa được không?

Suy tim là tình trạng tim hoạt động không hiệu quả, không cung cấp đủ nhu cầu oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và giai đoạn bệnh suy tim mà bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn hay không. Nếu nguyên nhân suy tim do hẹp hở van tim nếu điều trị thay van tim sớm người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn hay trong bệnh lý tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật sớm...

Các trường hợp suy tim do bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim... bệnh sẽ khó khỏi hoàn toàn khi đã có sự thay đổi cấu trúc tim.

Các trường hợp phát hiện muộn hay do các nguyên nhân bệnh mạn tính không khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có thể kiểm soát trong nhiều năm, giảm đáng kể các triệu chứng bệnh suy tim nếu người bệnh tuân thủ điều trị và thực hiện thay đổi lối sống phù hợp.

Làm gì để kiểm soát bệnh suy tim?

Chế độ ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, đồ ít béo rất tốt cho tim mạch

Chế độ ăn uống

  • Nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại thịt có màu đỏ, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
  • Không nên ăn thức ăn mặn, mỡ động vật, thực phẩm đã qua tinh chế hay chế biến sẵn.
  • Chế độ ăn giảm natri giúp giảm gánh nặng cho tim, giúp giảm tiến triển của bệnh suy tim.
  • Bỏ rượu, các đồ uống có chất kích thích như chè, cà phê.
  • Bỏ thuốc lá: Những chất trong thuốc lá gây co thắt mạch và tăng nguy cơ gây xơ vữa mạch máu làm tăng gánh cho tim.

Chế độ sinh hoạt

  • Tập thể dục đều đặn thói tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe...
  • Người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi không vận động quá sức.
  • Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim, gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm tăng tiến trình suy tim.
  • Những điều cần tránh khi luyện tập: Tránh những hoạt động gây các triệu chứng như: khó thở; choáng váng, chóng mặt; đau ngực; buồn nôn; vã mồ hôi lạnh... nếu xảy ra những dấu hiệu này, phải dừng tập ngay, không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn, không tập những bài tập gắng sức.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc lợi tiểu nhằm giảm lượng dịch dư thừa ứ đọng trong cơ thể, giảm phù nề, làm giảm tiền gánh.
  • Thuốc trợ tim có tác dụng giúp tăng sức co bóp của cơ tim, giảm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động của cơ tim và làm tăng tính kích thích của cơ tim
  • Thuốc giãn mạch: Giúp giãn mạch máu, giảm huyết áp từ đó giảm áp lực cho tim.
  • Thuốc chống đông máu: Do suy tim gây tình trạng ứ máu nên rất dễ hình thành cục máu đông, sử dụng thuốc chống đông máu giúp hạn chế tình trạng hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu

Điều trị can thiệp và phẫu thuật tim mạch

Khi tình trạng suy tim nặng lên, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc phẫu thuật ghép tim là bước cuối cùng trong điều trị suy tim.

Một số trường hợp có rối loạn nhịp tim cần đặt máy tạo nhịp cần đặt máy tạo nhịp để không ngừng tim đột ngột và làm giảm các triệu chứng suy tim.

Bệnh suy tim cần được điều trị nội khoa bằng thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ

Những triệu chứng cần lưu ý

Những bệnh nhân suy tim cần chú ý các triệu chứng nguy hiểm, khi xuất hiện cần đến cơ sở ý tế để được xử lý kịp thời:

  • Tăng cân trên 1- 1,5 kg/ ngày hoặc trên 2,5kg/ tuần
  • Đột ngột xuất hiện khó thở, phải ngồi dậy để thở không liên quan với vận động hoặc gắng sức nhiều
  • Phù chân tăng lên nhiều
  • Ho khan nhiều hay ho ra máu
  • Mệt mỏi tăng lên hay xuất hiện thường xuyên hơn.

Bệnh suy tim nếu được phát hiện sớm có một số trường hợp có thể khỏi hoàn toàn, khi có các triệu chứng của bệnh suy tim như khó thở, ho khan, phù chi, mệt mỏi nên đến cơ sở y tế khám phát hiện bệnh sớm giúp điều trị mang lại hiệu quả cao.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO