Đặt nội khí quản được chỉ định trong trường hợp nào?

Đặt nội khí quản được chỉ định trong trường hợp nào?

Đặt ống nội khí quản là phương pháp không thể thiếu được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật. Đây còn là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong lĩnh vực hồi sức và cấp cứu. Thủ thuật đặt nội khí quản cho tới nay vẫn là một trong những phương pháp giúp khai thông, bảo vệ đường thở hay thông khí nhân tạo xâm nhập tốt và hiệu quả nhất. Vậy kĩ thuật đặt nội khí quản được chỉ định trong trường hợp nào?

Tại sao phải đặt ống nội khí quản?

Thủ thuật đặt ống nội khí quản là giải pháp duy trì đường thở thông thoáng và thông khí nhân tạo xâm nhập bằng cách đưa một ống nhựa vào đường thở của bệnh nhân. Phương pháp đặt ống nội khí quản được thực hiện tùy theo các tình huống bệnh lý khác nhau, nhằm các mục đích sau đây:

  • Duy trì hô hấp khi bệnh nhân bị suy hô hấp;
  • Hỗ trợ hô hấp khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở;
  • Bảo vệ đường thở khi bệnh nhân hôn mê hoặc mất phản xạ đường thở;
  • Kiểm soát đường thở khi thực hiện phẫu thuật cần gây mê nội khí quản.

Phương pháp đặt ống nội khí quản là cách kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả trong lĩnh vực phẫu thuật, hồi sức và cấp cứu. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng đây vẫn là thủ thuật cần thiết và bắt buộc khi tìm cách hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân.

Phương pháp đặt ống nội khí quản là cách kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả trong lĩnh vực phẫu thuật, hồi sức và cấp cứu

Trường hợp chỉ định đặt ống nội khí quản

Khai thông hay bảo vệ đường thở: Bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản khi cần tạo điều kiện hút đàm, chất tiết hoặc gặp các vấn đề như:

  • Để khai thông đường hô hấp trong các trường hợp tắc nghẽn khí phế quản do các dị vật, đàm, nước, thức ăn...;
  • Mất phản xạ bảo vệ đường thở do chấn thương vùng đầu, ngừng tuần hoàn...

Thông khí nhân tạo xâm nhập: Thủ thuật đặt nội khí quản còn được dùng trong các trường hợp:

  • Gây mê đường hô hấp cho bệnh nhân;
  • Hỗ trợ bệnh nhân bị giảm oxy máu do phù phổi, viêm phổi;
  • Tăng khí cacbonic do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen phế quản;
  • Hỗ trợ người bệnh bị suy hô hấp cấp: Dùng cho hầu hết các suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển:
      • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối nước, do hít...;
      • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc;
      • Đợt cấp của suy hô hấp mạn tính;
      • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Dương, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO