Nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý tới các dấu hiệu của nhiễm toan ceton để kịp thời phát hiện và xử lý, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, xảy ra khi cơ thể bệnh nhân sản sinh quá nhiều axit trong máu (được gọi là ceton). Tình trạng này xuất hiện khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin, gây ra những rối loạn nặng trong chuyển hoá protid, lipid và carbohydrate.
Nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gồm 2 rối loạn sinh hóa nguy hiểm là: tăng glucose máu, nhiễm ceton, nhiễm toan kèm theo các rối loạn điện giải. Đây là một cấp cứu nội khoa cần được theo dõi tại khoa điều trị tích cực vì có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như hôn mê, phù não và thậm chí là tử vong.
Bệnh nhân nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:
Lưu ý: Cần chẩn đoán phân biệt các triệu chứng tụt huyết áp, rối loạn tâm thần và đau bụng dữ dội của bệnh nhân nhiễm toan ceton đái tháo đường với các bệnh lý khác.
Điều trị nhiễm toan ceton đái tháo đường chủ yếu gồm: chống mất nước, bù đủ lượng insulin, phục hồi cân bằng điện giải và điều trị rối loạn toan kiềm. Cụ thể là:
Nhằm theo dõi, liệt kê các dấu hiệu sống còn và kế hoạch làm các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng liên quan tới các thủ thuật điều trị.
Chỉ sử dụng insulin tác dụng nhanh (insulin thường - regular insulin) để điều trị các trường hợp nhiễm toan ceton nghiêm trọng và cần được dùng ngay sau khi xác định chẩn đoán. Insulin tác dụng nhanh có thể dùng ở liều cao là 0,1 đơn vị/kg tiêm tĩnh mạch cả khối, sau đó dùng liều 0,1 đơn vị/kg/giờ truyền liên tục hoặc tiêm bắp từng giờ. Việc này giúp thay thế lượng insulin thiếu ở bệnh nhân đái tháo đường.
Khi người bệnh tỉnh táo, bắt đầu ăn được qua đường miệng có thể chuyển từ insulin tiêm truyền tĩnh mạch sang insulin tiêm dưới da, liều lượng insulin phụ thuộc vào hàm lượng glucose trong máu.
Ở đa số bệnh nhân nhiễm toan ceton đái tháo đường, lượng dịch bị thiếu hụt là 4 - 5 lít và cần được bồi phụ. Ban đầu, dung dịch muối 0,9% được lựa chọn sử dụng bồi phụ cho bệnh nhân ngay sau khi xác định chẩn đoán để làm giãn lại thể tích lòng mạch bị co. Trong giờ đầu tiên, truyền tối thiểu 1 lít dung dịch muối 0,9%. Sau đó, lượng dịch cần truyền với tốc độ 300 - 500 ml/giờ, kết hợp theo dõi cẩn thận kali huyết thanh bệnh nhân.
Nếu glucose máu trên 500mg/dL, cần sử dụng dung dịch muối 0,45% sau giờ đầu tiên. Khi glucose máu giảm đến 250mg/dL hoặc thấp hơn, cần sử dụng dung dịch glucose 5% để duy trì glucose trong máu ở khoảng 200 và 300mg/dL trong khi tiếp tục điều trị insulin để loại bỏ ceton máu.
Lưu ý, cần đảm bảo bồi phụ đủ lượng dịch cần thiết. Nếu bồi phụ không đủ (ít nhất 3 - 4L/8 giờ) sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của bệnh nhân; bồi phụ dịch quá (trên 5L/giờ) có thể dẫn đến hội chứng suy hô hấp hoặc phù não;
Hạ kali máu xảy ra ở 5% bệnh nhân nhiễm toan ceton tiểu đường, mất kali chủ yếu do tiểu nhiều và nôn ói. Bệnh nhân bị thiếu hụt 3 - 6 mmol/kg, thậm chí có thể tới mức 10 mmol/kg.
Khi kali máu < 5,5 mmol/l và bệnh nhân không vô niệu, cần dùng ngay kali từ khi bắt đầu điều trị. Với kali máu trong khoảng 4 - 5 mmol/l, lượng nhập kali bắt đầu là 15 - 20 mmol /h (tức 1g KCl/h), có thể tăng liều kali tới 30 hay 40 mmol/h (2g KCl/h) trong trường hợp bệnh nhân bị giảm kali máu ngay từ đầu.
Trung bình, lượng kali cần cung cấp trong 24h đầu dao động trong khoảng 10 -30 g KCl. Khi đã phục hồi sức khỏe, có thể ăn uống, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các thực phẩm giàu kali như nước ép cà chua, nho, chuối,....
Hiếm khi cần bồi phụ phosphat trong điều trị nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, nếu hạ phosphat máu nghiêm trọng xuống dưới 0,35 mmol/L (<1 mg/dL) xuất hiện trong thời gian điều trị insulin thì cần bồi phụ một lượng nhỏ phosphat cho bệnh nhân bằng muối phosphat.
Nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường là biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới hôn mê hoặc tử vong. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần chủ động phòng ngừa biến chứng này. Đồng thời, khi có dấu hiệu cảnh báo nhiễm toan ceton, bệnh nhân nên ngay lập tức đi thăm khám để được chẩn đoán xác định và có hướng điều trị kịp thời, hiệu quả.
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.