Phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa không khó, bạn chỉ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau

Phòng bệnh cho trẻ trong mùa mưa không khó, bạn chỉ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau

Mỗi khi mùa mưa đến, các bậc cha mẹ lại âu sầu, lo lắng về sức khỏe của bé yêu nhà mình. Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức đáng báo động… tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển và gây hại cho con người.

Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ lại non nớt, không đủ sức đề kháng để bảo vệ cơ thể, do đó trẻ rất dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Để giúp bé yêu luôn khỏe mạnh và căng tràn sức sống trong mùa mưa, hãy cùng Kinhnghiemquy.c.com xem tiếp những chia sẻ dưới đây để nắm được một số “tuyệt chiêu” đơn giản nhé.

1. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là điều mà bạn cần nhắc nhở trẻ mỗi ngày, tuy nhiên trong mùa mưa, bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi thời điểm này, do khí hậu ẩm thấp, các loại virus, vi khuẩn gần như “ngự trị” trên mọi bề mặt. Do đó, dù bạn có phòng ngừa cẩn thận đến đâu thì cũng sẽ có những con vi khuẩn, virus “lọt lưới” và xâm nhập vào cơ thể. Việc uống nhiều nước sẽ giúp đào thải các tác nhân gây hại này ra khỏi cơ thể. Do đó, tùy theo độ tuổi và thể trạng của bé mà mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Với trẻ đã lớn, bạn nên cho con uống bổ sung từ 1 đến 1.5, thậm chí là 2 lít nước.

2. Duy trì chế độ ăn khoa học

Trong mùa mưa, bạn cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ. Bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và tránh các loại thực phẩm chứa chất béo có nguồn gốc động vật. Đặc biệt, bạn nên thêm vào thực đơn của trẻ những thực phẩm sau:

Tỏi: Chứa rất nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể dùng tỏi làm gia vị để thêm vào nhiều món ăn khác nhau nhằm tăng thêm hương vị và nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Nghệ: Chứa một chất oxy hóa rất mạnh có tên là curcumin, giúp nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, bạn có thể cho bé uống một ly sữa nghệ để giúp bé ngủ ngon hơn và tăng cường sức khỏe.

Củ dền: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, kali và axit folic, giúp giải độc cơ thể và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chế biến củ dền thành nhiều món ăn ngon như cháo củ dền, nước ép củ dền, món hầm…

Bạn nên rửa rau củ, trái cây cẩn thận trước khi chế biến món ăn cho trẻ. Nguyên do là những loại thực phẩm này chứa rất nhiều bụi bẩn, vi trùng, virus, có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như:

Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn
Sốt, ớn lạnh và đau nhức
Chán ăn…


3. Chú ý bổ sung vitamin C

Vitamin C cung cấp cho cơ thể khả năng phục hồi tự nhiên, giúp chống lại cảm lạnh, cúm, hai bệnh thường gặp nhất trong mùa mưa. Để bổ sung vitamin C cho cơ thể, bạn nên cho trẻ ăn nhiều các loại trái cây họ cam quýt và rau củ quả.

4. Thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi

Khí hậu ẩm ướt trong mùa mưa là môi trường thuận lợi để muỗi sinh sôi và gây hại cho con người. Đó là lý do tại sao các bệnh do muỗi gây ra như sốt xuất huyết, sốt rét và sốt chikungunya lại phổ biến trong mùa mưa đến như vậy. Để giảm thiểu nguy cơ bị muỗi đốt, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng chống như:

Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày.
Không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp.
Sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi, vợt điện, thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
Đậy kín các lu, hũ, bể chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát, không treo quần áo lộn xộn làm chỗ cho muối trú đậu.
Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp và khơi thông cống rãnh, không xả rác xuống kênh rạch.
Khi vào đầu mùa mưa cần xịt thuốc chống, xua đuổi muỗi.


5. Giữ vệ sinh tay sạch sẽ

Theo các chuyên gia về y tế, trên bàn tay của mỗi người có chứa hàng triệu vi khuẩn, virus trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn, tay chân miệng… Vệ sinh tay được coi là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả về chi phí có thể cứu sống hàng triệu người. Chỉ một động tác đơn giản là rửa tay với xà phòng diệt khuẩn đã có thể giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 – 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em.

Theo các bác sĩ, bạn cần nhắc nhở trẻ rửa tay cẩn thận vào 4 thời điểm quan trọng: sau khi sử dụng nhà vệ sinh (đi tiểu, đi đại tiện), sau khi ra ngoài đường, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay và đặc biệt là trước khi ăn. Bên cạnh nhắc nhở trẻ, bạn và những người chăm sóc cũng cần rửa tay kỹ lưỡng trước khi chế biến thức ăn và trước khi chăm trẻ để tránh trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn từ tay người lớn. Đặc biệt, bạn nên trang bị cho trẻ và các thành viên trong gia đình một sản phẩm nước rửa tay cho chứa thành phần diệt khuẩn “siêu tốc” như Ion Bạc để tránh việc rửa tay “qua quýt’, vội vàng có thể không loại bỏ hết vi khuẩn.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO