Progesterone là hormone sinh dục nữ, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng sau khi rụng trứng xảy ra. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt và đặc biệt là chuẩn bị cho quá trình mang thai ở người phụ nữ.
Kể từ khi bắt đầu dậy thì, mỗi tháng buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng. Nếu thụ tinh không xảy ra, hoàng thể - một tuyến nội tiết có nhiệm vụ sản xuất hormone, trong đó có progesterone - bị phá vỡ, dẫn tới nồng độ progesterone giảm đi, đến một mức độ nào đó sẽ không còn đủ để duy trì lớp niêm mạc tử cung khiến chúng vỡ ra và tạo thành kinh nguyệt.
Nếu thụ tinh xảy ra, progesterone sẽ tiếp tục làm dày thêm lớp niêm mạc tử cung, kích thích các tuyến tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi trứng, duy trì thai kỳ.
Progesterone trong cơ thể người phụ nữ có các nhiệm vụ sau:
Ở nam giới, progesterone được sản xuất một lượng nhỏ giúp ích cho việc sản xuất tinh trùng.
Progesterone có chức năng điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới
Nồng độ progesterone tương đối thấp trước khi rụng trứng và thường tăng lên sau quá trình này. Progesterone sẽ tiếp tục tăng lên nếu xảy ra hiện tượng thụ tinh hoặc giảm đi nếu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu nồng độ progesterone không tăng - giảm hằng tháng, điều này báo hiệu bạn đang có vấn đề về rụng trứng, kinh nguyệt hoặc cả hai. Chúng có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc là vô sinh ở nữ giới.
Phụ nữ trải qua nhiều lần mang thai hoặc sinh đôi, sinh ba,... thường có nồng độ progesterone cao hơn tự nhiên so với những phụ nữ chưa có con.
Nồng độ progesterone trong máu có thể giảm vì những nguyên do sau:
Nồng độ Progesterone trong máu giảm có thể bởi người phụ nữ sảy thai
Nguyên nhân khiến progesterone tăng bất thường có thể bao gồm:
Triệu chứng progesterone thấp
Progesterone thấp có nguy hiểm không?
Hormone progesterone rất quan trọng với phụ nữ trong thời kỳ sinh nở. Nồng độ progesterone thấp đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp một số khó khăn khi mang thai. Cụ thể:
Không có progesterone để bổ sung thì estrogen có thể trở thành hormone chủ đạo, gây ra triệu chứng như trầm cảm
Làm gì khi bị progesterone thấp?
Phụ nữ khi có nồng độ progesterone thấp thường không biểu hiện triệu chứng gì đáng ngại và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bạn mong muốn có con thì nên tìm đến liệu pháp hormone thay thế. Liệu pháp này giúp làm tăng nồng độ progesterone và làm dày niêm mạc tử cung, tăng cơ hội mang thai và đem đến một thai kỳ khỏe mạnh.Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt và chảy máu vùng kín bất thường cũng có thể cải thiện những triệu chứng này bằng cách sử dụng liệu pháp hormone thay thế. Đối với trường hợp điều trị các triệu chứng nghiêm trọng của thời kỳ mãn kinh, liệu pháp này thường kết hợp cả estrogen và progesterone, bởi nếu dùng estrogen mà không đi kèm progesterone sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.Các phương pháp bổ sung progesterone trong liệu pháp hormone bao gồm:
Liệu pháp hormone chống chỉ định với các trường hợp phụ nữ có tiền sử:
Sử dụng liệu pháp hormone thay thế có thể gây một số tác dụng phụ như đau tim, đột quỵ, hình thành cục máu đông, vấn đề về túi mật và một số loại ung thư vú. Do vậy trước khi dùng liệu pháp này người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ.Nếu lo ngại tác dụng phụ của liệu pháp hormone, bệnh nhân có thể tìm đến các biện pháp tăng progesterone tự nhiên như:
Thiếu hụt Progesterone ở nam giới có thể gây rụng tóc
Progesterone được biết đến nhiều hơn như là một hormone sinh dục ở nữ giới, tuy nhiên nam giới cũng cần progesterone để sản xuất testosterone ở tuyến thượng thận và tinh hoàn. Nồng độ progesterone ở nam giới tương tự nữ giới trong giai đoạn nang trứng đang chuẩn bị giải phóng trứng.
Các triệu chứng progesterone thấp ở nam giới gồm có:
Nam giới có nồng độ progesterone thấp sẽ có các nguy cơ cao bị những bệnh sau:
Nồng độ progesterone ở nam giới sẽ bắt đầu suy giảm khi nam giới già đi.
Progesterone đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cả nam và nữ giới, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu progesterone thấp nào của cơ thể, đặc biệt nếu bạn đang muốn có con thì nên đi khám bác sĩ sớm để xác định rõ tình trạng của mình và kịp thời có biện pháp can thiệp.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Phạm Thị Xuân Minh - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.