Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai có sao không?

Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng lắng nghe các bác sĩ là chuyên gia hàng đầu về sản phụ khoa của Bệnh viện Vinmec chia sẻ về vấn đề này!

Vì sao uống thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt

Uống thuốc tránh thai nghĩa là đưa một lượng nhất định hormone sinh dục nữ vào cơ thể nhằm ngăn cản hoặc làm chậm lại quá trình rụng trứng, có thể ngăn chặn việc làm tổ của trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung và có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Tác dụng của thuốc cũng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung đặc lại và dày lên để ngăn tinh trùng xâm nhập tử cung. Kết quả là quá trình thụ thai sẽ không diễn ra.

Tác dụng phụ của thuốc thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố nên chu kỳ kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn, số lượng và màu sắc máu kinh cũng có thể thay đổi.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp là rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt khi dùng thuốc tránh thai

  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu do cơ thể được bổ sung hàm lượng cao hormone sinh dục. Sự rụng trứng bị ngăn cản.
  • Uống thuốc tránh thai hàng ngày không đúng cách bị mất kinh vì quá trình điều tiết hormone bị thay đổi, thuốc ức chế chu trình rụng trứng và làm dày niêm mạc cổ tử cung cản trở sự thụ thai.
  • Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc phá thai là một trong những tác dụng phụ của thuốc với các hiện tượng: rong kinh, rong huyết,...
  • Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai do nồng độ nội tiết tố giảm đột ngột. Phụ nữ nhận thấy những biến động về vòng kinh, máu kinh và thời gian hành kinh.

Rối loạn kinh nguyệt do uống thuốc tránh thai có sao không?

Trường hợp rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm theo những hiện tượng bất thường như máu kinh vón cục, có màu đen, mùi hôi khó chịu...thì hãy cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý phụ khoa. Chị em nên đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Khi các bệnh lý này được chữa khỏi thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng sẽ đều đặn trở lại.

Phải làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt do dùng thuốc tránh thai?

Thông thường, khi mới sử dụng thuốc tránh thai, cơ thể sẽ cần thời gian để làm quen với những thay đổi do việc dùng thuốc mang lại. Bạn cũng nên chuẩn bị trước tinh thần với một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và đau bụng.Hãy nhờ bác sĩ tư vấn về loại thuốc và liều thuốc tránh thai phù hợp nhất. Nếu các tác dụng phụ xảy ra quá thường xuyên hoặc tình trạng rối loạn kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh loại thuốc hoặc liều dùng phù hợp.

Để hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai, chị em phụ nữ nên thử thay đổi lối sống lành mạnh hơn, bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các thực phẩm chứa phytoestrogen – những hợp chất tự nhiên trong thực vật (đặc biệt là mầm đậu nành) có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự hormone estrogen với chế độ ăn lành mạnh giúp bạn giữ cân nặng ổn định, hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều do dùng thuốc tránh thai.

  • Tập thể dục đều đặn cũng là phương pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.
  • Giảm căng thẳng, stress

Các bài tập thở, tập yoga, đi bộ, nghe nhạc, đọc sách... thường xuyên có thể giảm căng thẳng, thư giãn tốt hơn. Điều này sẽ giúp các loại thuốc tránh thai hoạt động hiệu quả hơn, giúp điều hòa hormon và điều hòa kinh nguyệt tự nhiên.

  • Cân bằng nội tiết

Dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các chất chống lão hoá (acid alphalipoic và selen), tinh chất mầm đậu nành, giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.

Tinh chất mầm đậu nành, giúp bổ sung khí huyết, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát các triệu chứng khó chịu, rối loạn kinh nguyệt.

Tóm lại việc rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai hoàn toàn có thể xảy ra nếu chị em quá lạm dụng. Vì thế, trước khi dùng thuốc chị em phải hỏi ý kiến và làm theo tư vấn của bác sĩ. Đặc biệt, khi rối loạn kinh nguyệt và kèm theo các biểu hiện như: Máu vón cục, có mùi hôi, máu màu đen... có thể chị em đang mắc phải một trong số những bệnh phụ khoa nguy hiểm. Lúc này các bạn không nên chủ quan mà hãy sớm tới các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Thị Minh Tuyết - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO