Suy tim mất bù là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch hoặc khi có một nguyên nhân khác ngoài tim mạch như suy thận, mất máu, nhiễm virus gây hại cho tim làm ảnh hưởng đến trái tim và gây ra tình trạng này.
Trong trường hợp suy tim còn bù, người bệnh thường chưa có triệu chứng hay các triệu chứng “vẫn ổn định” với liệu trình điều trị hiện tại. Nhưng khi đã chuyển sang suy tim mất bù các triệu chứng sẽ diễn ra dồn dập và ở mức độ ngày càng nặng dần. Tim không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình, lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ không đủ làm cơ thể mệt mỏi, khó thở, đau ngực, có khi là choáng ngất.
Khi bệnh càng nặng những triệu chứng này sẽ càng rõ rệt và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị kịp thời. Người bệnh sẽ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng cao.
Ở những người cao tuổi, một số bệnh khác hoặc khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu có thể che lấp các triệu chứng suy tim mất bù. Chính vì vậy, khi thấy những triệu chứng không rõ ràng, không chắc chắn là nguyên nhân gì thì tốt nhất hãy tìm sự giúp đỡ của nhân viên y tế để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra.
Phù chi ấn lõm là một trong những triệu chứng của suy tim mất bù
Suy tim mất bù nguy hiểm nhất là tiến triển từ suy tim mạn bởi nó không có thể chữa khỏi. Suy tim là hậu quả chung của các bệnh tim mạch, do vậy ở những người mắc bệnh tim mạch như: thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh lý van tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim nặng... cuối cùng đều dẫn đến suy tim.
Trong khá nhiều các trường hợp, người không bị suy tim vẫn xuất hiện một cơn suy tim mất bù do các nguyên nhân sau:
Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc thường dùng trong điều trị suy tim mất bù là:
Có thể sử dụng thuốc trong việc điều trị suy tim mất bù
Thay đổi lối sống Ăn uống lành mạnh cho tim:
Hạn chế lượng muối dưới 1,5g mỗi ngày; ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và kali như bí ngô, dưa hấu, các loại đậu, cà chua... Cắt giảm đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường...
Bỏ hút thuốc lá:
Thuốc lá làm tăng nhịp tim, hủy hoại mạch máu và cơ tim nên người bệnh cần tuyệt đối không hút thuốc lá.
Tập thể dục đều đặn:
Một kế hoạch luyện tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng suy tim mất bù hiệu quả. Người bệnh không nên luyện tập gắng sức, cường độ mạnh mà nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng rồi nâng dần cường độ tùy theo khả năng.
Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn:
Người bệnh nên đi tiêm phòng cúm vào mùa thu, vệ sinh răng miệng tốt...
Giữ tâm lý thoải mái:
Lo lắng, suy nghĩ nhiều có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Do đó, người bệnh cần được nhận sự giúp đỡ, chăm sóc, động viên từ gia đình, người thân, bạn bè để yên tâm điều trị.
Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ:
Người bệnh suy tim mất bù nên đi khám tối thiểu 1 năm/lần hoặc ngay khi thấy các triệu chứng xuất hiện rầm rộ.
Phẫu thuật
Nếu suy tim mất bù trở nên nghiêm trọng hơn, bác sỹ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số can thiệp phẫu thuật tùy thuộc nguyên nhân:
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quốc Việt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.