Thế nào là táo bón mạn chức năng ở trẻ em?

Thế nào là táo bón mạn chức năng ở trẻ em?

Táo bón mạn chức năng ở trẻ có biểu hiện như: giảm số lần đi đại tiện, thường rặn do phân cứng và khô. Táo bón mạn tính có thể gây khó chịu và đau đớn cho trẻ mỗi lần đi đại tiện, đó đó cần có biện pháp xử trí kịp thời, dứt điểm.

Bệnh táo bón chức năng là gì?

Táo bón mạn chức năng là căn bệnh không do bất kỳ tổn thương thực thể hoặc sinh lý gây ra mà thường là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ, các yếu tố thần kinh hoặc liên quan tới tâm lý khác. Táo bón chức năng sẽ làm giảm số lần đi đại tiện của trẻ và thường gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 2 đến 6 tuổi.

Táo bón mạn tính chức năng được chia thành 3 loại sau:

  • Táo bón có nhu động ruột bình thường: Là dạng thường gặp nhất, các cơ của ruột vẫn co bóp và thư giãn theo tốc độ bình thường, không quá nhanh cũng không quá chậm, phân vẫn di chuyển trong ruột già nhưng lại gặp khó khăn khi di chuyển ra ngoài, trẻ lúc này sẽ có biểu hiện đầy bụng hoặc đau bụng.
  • Táo bón nhu động ruột chậm: Đây là dạng táo bón do hoạt động của cơ ruột bị chậm so với thông thường làm cho chất thải cũng di chuyển chậm trong lòng ruột. Trẻ nhỏ rất hay gặp phải dạng táo bón này.
  • Rối loạn bài xuất phân: Thông thường, cần phải có cả vận động cơ phối hợp với sàn khung chậu, cơ vòng hậu môn thì mới có thể tống xuất phân ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trẻ bị táo bón và có cảm giác muốn đại tiện nhưng lại không đi được và gây ra cảm giác đau đớn. Đối tượng dễ mắc dạng này là những trẻ bị táo bón kéo dài và xuất hiện một số triệu chứng như bệnh trĩ, nứt hậu môn, phân rắn cứng... Cần phải chữa táo bón chức năng lâu dài và kiên trì để cải thiện tình trạng và giảm đau đớn.

Nguyên nhân gây táo bón mạn chức năng ở trẻ

Theo thống kê thì có đến 95% trẻ em mắc phải chứng táo bón chức năng mà các yếu tố góp phần hình thành chứng bệnh này thì rất đa dạng, trong đó phần lớn là do:

  • Xu hướng tự nhiên ở trẻ (nhu động ruột chậm)
  • Hành vi giữ nín phân (vì trẻ thường bị đau khi đại tiện, trẻ mải chơi...)
  • Do môi trường thay đổi
  • Chế độ ăn uống không khoa học, điều độ
  • Trẻ mắc phải các bệnh lý như suy giáp, một số bệnh thần kinh, xơ nang...
  • Do tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh ở trẻ

Trẻ bị táo bón mạn có biểu hiện như thế nào?


Đa số trẻ em bị táo bón mạn tính chức năng đều có những biểu hiện sau:

  • Biếng ăn, chậm lớn

  • Gặp khó khăn khi đi đại tiện
  • Có cảm giác đau bụng vùng dạ dày và thường sẽ hết đau khi đi đại tiện
  • Thường cáu bẳn và không vui vẻ
  • Luôn cảm thấy bồn chồn, sốt ruột nên hay đi vệ sinh
  • Trường hợp trẻ bị táo bón chức năng nặng thì có thể gây tắc ruột và són phân

Một số dấu hiệu giúp phân biệt táo bón do bệnh lý hay táo bón thực thể bao gồm:

  • Suy dinh dưỡng
  • Sốt
  • Ói dịch như mật
  • Mất phản xạ hậu môn hay phản xạ da bìu
  • Táo bón xuất hiện từ rất sớm (trước 1 tháng tuổi)
  • Phân nhỏ, dài như bút chì
  • Có máu trong phân mà không có nứt hậu môn
  • Vị trí hậu môn bất thường
  • Giảm phản xạ, lực cơ, trương lực cơ 2 chân
  • Sẹo vùng hậu môn
  • Tuyến giáp bất thường
  • Chướng căng bụng
  • Dò quanh hậu môn
  • Tiêu phân su >48 giờ sau sinh
  • Lệch rãnh gian mông

Trẻ ở độ tuổi nào dễ bị táo bón mạn tính chức năng?

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc chứng táo bón mạn tính chức năng, đặc biệt là trong 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Bé chuyển từ chế độ ăn lỏng sang ăn đặc
  • Giai đoạn 2: Thời kỳ mà trẻ tập ngồi bô một mình
  • Giai đoạn 3: Thời điểm bắt đầu đến trường

Phòng ngừa chứng táo bón chức năng ở trẻ

Táo bón chức năng có thể gặp phải ở bất kỳ trẻ ở độ tuổi nào, đây là tình trạng bệnh lý mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ nhưng nếu không có biện pháp xử trí kịp thời thì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Cha mẹ có thể phòng ngừa chứng táo bón chức năng cho trẻ bằng cách:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống của trẻ, cho trẻ ăn đủ số lượng hàng ngày và uống nhiều nước.
  • Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh
  • Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng để kích thích làm tăng nhu động ruột.

  • Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ.

Táo bón chức năng có thể gây ra những khó chịu nhất định cho trẻ, chính vì thế cha mẹ cần chủ động tìm hiểu các kiến thức về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn, nếu trẻ bị táo bón kèm theo các triệu chứng khác thường thì cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO