Thông khí nhân tạo (thở máy): Những điều cần biết

Thông khí nhân tạo (thở máy): Những điều cần biết

Những bệnh nhân phải thở máy là những bệnh nhân cần được hỗ trợ hô hấp và thường là những bệnh nhân nặng, nếu để tuột máy thở có thể dẫn đến tử vong.

Thông khí nhân tạo (thở máy) là gì?

Thở máy hỗ trợ bệnh nhân sau phẫu thuật

Thông khí nhân tạo (thở máy): Là biện pháp dùng để hỗ trợ bệnh nhân thở khi bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật hoặc khi mắc bệnh nặng hoặc khi bệnh nhân không thể thở được vì bất kỳ nguyên nhân nào. Bệnh nhân được máy hỗ trợ thở thông qua ống nội khí quản (thở máy xâm nhập) hoặc qua mặt nạ (thở máy không xâm nhập) cho đến khi bệnh nhân có thể tự thở.

Tại sao phải sử dụng thông khí nhân tạo?

STT Chỉ định thông khí nhân tạo
1 Ngừng thở
2 Suy hô hấp cấp do giảm O2 máu
3 Suy hô hấp cấp do tăng CO2 máu
4 Suy hô hấp mạn phụ thuộc máy thở
5 Chủ động kiểm soát thông khí (gây mê phẫu thuật, giảm áp lực nội sọ…)
6 Giảm nhu cầu tiêu thụ O2, giảm công thở
7 Ổn định thành ngực (mảng sườn di động), dự phòng và điều trị xẹp phổi

Lưu ý: thông khí nhân tạo không chữa lành bệnh, nó chỉ giúp bệnh nhân có cơ hội để ổn đinh trong thời gian chờ thuốc và các biện pháp điều trị phát huy tác dụng.

Các phương pháp thông khí nhân tạo

Thông khí nhân tạo xâm nhập

Có nhiều phương pháp thở máy khác nhau

  • Thông khí nhân tạo xâm nhập: Là thông khí nhân tạo qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản
  • Chỉ định đối với những trường hợp:
    • Suy hô hấp cấp: hầu hết các suy hô hấp cấp, trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển.
    • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi, do đuối nước, do hít...
    • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc.
    • Đợt cấp của suy hô hấp mạn tính.
    • Sau cấp cứu ngừng tuần hoàn.

3.2 Thông khí nhân tạo không xâm nhập

  • Thông khí nhân tạo không xâm nhập là phương pháp thông khí cho bệnh nhân mà không cần phải đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản. Thông khí có thể qua mặt nạ mũi hoặc mặt nạ mũi – miệng
  • Chỉ định đối với những trường hợp:
    • Sau phẫu thuật tim phổi
    • Sau gây mê phẫu thuật
    • Mức độ nhẹ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương phổi cấp, phù phổi cấp
    • Suy tim
    • Hội chứng ngưng thở khi ngủ
    • Sau rút nội khí quản.

Thông khí nhân tạo có những nguy cơ gì?

  • Trên cơ quan hô hấp:
  • Chấn thương phổi do áp lực
    • Rối loạn trao đổi khí
    • Viêm phổi liên quan thở máy
    • Xẹp phổi
    • Các biến chứng do ống nội khí quản, mở khí quản
  • Trên các cơ quan khác:
    • Ảnh hưởng trên tim mạch: giảm cung lượng tim, hạ huyết áp (nhất là khi dùng áp lực cuối thì thở ra (PEEP) và/hoặc thể tích lưu thông cao).
    • Rối loạn thận - tiết niệu: giảm tưới máu thận, tăng tiết ADH (hormone chống bài niệu tiết ra từ tuyến yên), gây ứ nước.
    • Rối loạn tiêu hoá: chướng bụng, liệt ruột, táo bón do nằm lâu; loét đường tiêu hoá do stress, xuất huyết tiêu hoá do stress.
    • Tăng áp lực nội sọ khi dùng PEEP.
    • Rối loạn tâm thần.

Các kỹ thuật phối hợp với thông khí nhân tạo

  • Hút đờm dãi: Sử dụng ống hút nối với hệ thống áp lực âm, hút đờm dãi xuất tiết qua ống nội khí quản. Biện pháp này là rất quan trọng trong việc duy trì sự thông thoáng của đường thở. Nguy cơ của thủ thuật này là nhiễm khuẩn.
  • Khí dung thuốc: Bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc qua đường khí dung. Thuốc được phun vào đường thờ và hiệu quả tác dụng cao hơn so với dùng đường toàn thân.
  • Soi phế quản: Bác sĩ sẽ dùng một ống soi nhỏ có camera đưa vào đường thở bệnh nhân. Đây là biện pháp rất hiệu quả để kiểm tra đường thở, lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh

Ai là người thực hiện thông khí nhân tạo?

  • Bác sĩ: Bao gồm các bác sỹ hồi sức tích cực, cấp cứu hoặc gây mê. Các bác sỹ đều được đào tạo huấn luyện thành thạo chuyên sâu về kỹ thuật này.
  • Điều dưỡng/ Kỹ thuật viên gây mê/ Kỹ thuật viên trị liệu hô hấp: các điều dưỡng và kỹ thuật viên được đào tạo, huấn luyện đặc biệt về các phương pháp chăm sóc bệnh nhân thở máy, xử lý các sự cố kỹ thuật nếu có trong quá trình vận hành máy thở, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO