Tìm hiểu về bệnh tổn thương thận cấp tính (AKI)

Tìm hiểu về bệnh tổn thương thận cấp tính (AKI)

Tổn thương thận cấp là tình trạng suy giảm chức năng thận một cách đột ngộ, hay còn được gọi là suy thận. Tổn thương thận cấp tính thường xảy ra cùng với một bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn đang nằm viện điều trị. Khi bị tổn thương thận cấp tính, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi chức năng thận.

Chức năng của thận

  • Lọc các chất thải có trong máu và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu;
  • Kiểm soát huyết áp;
  • Kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu;
  • Cân bằng muối và các chất điện giải.

Tổn thương thận cấp tính AKI là gì?

Tổn thương thận cấp tính là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột gây mất cân bằng muối và điện giải trong cơ thể. Bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra quá tải muối hoặc toan chuyển hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của hầu hết các cơ quan trong cơ thể như: tim, phổi, não...

Nếu bệnh thận mãn tính là quá trình tổn thương thận từ từ trong nhiều năm thì tổn thương thận mãn tính là tổn thương diễn ra đột ngột và có ảnh hưởng nhanh chóng đến sức khỏe người bệnh.

Nguy cơ mắc tổn thương thận cấp tính

Tổn thương thận cấp tính thường xảy ra ở các bệnh nhân đang nằm viện để điều trị một bệnh lý nào đó, thậm chí là đang trong tình trạng chăm sóc đặc biệt. Những bệnh nhân trên 65 tuổi, đang mắc bệnh nặng có nguy cơ cao mắc tổn thương thận cấp tính.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận cấp tính bao gồm:

  • Người trên 65 tuổi;
  • Người bị bệnh tiểu đường, bệnh gan mật, suy tim;
  • Người đang phải điều trị bù dịch;
  • Người bị nhiễm trùng nặng;
  • Ảnh hưởng của một số loại thuốc;
  • Người bị bệnh thận mạn;
  • Người bị mất nước;
  • Người đã từng bị tổn thương thận cấp tính.

Trẻ nhỏ cũng có thể bị tổn thương thận cấp tính khi:

  • Mất nước do tiêu chảy nặng;
  • Điều trị bù dịch;
  • Huyết áp thấp;
  • Ung thư máu;
  • Nhiễm trùng nặng;
  • Viêm cầu thận.

Phân loại tổn thương thận cấp tính

Tổn thương thận cấp tính được chia làm 3 loại:

  • Tổn thương trước thận: Do thận đáp ứng với tình trạng giảm thể tích tuần hoàn, cấu trúc thận vẫn còn nguyên;
  • Tổn thương tại thận: Do tình trạng viêm nhiễm, thiếu máu hoặc có các chất gây độc thận, cấu trúc và chức năng thận bị tổn thương;
  • Tổn thương sau thận: Do tắc nghẽn đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây tổn thương thận cấp tính

Nội dung đang cập nhật

Trước thận

Giảm thể tích dịch:

  • Qua thận: Do tác dụng của thuốc lợi tiểu, đa niệu;
  • Qua đường tiêu hóa: Nôn ói nhiều, tiêu chảy;
  • Qua da: Bỏng, hội chứng Stevens- Johnson;
  • Xuất huyết;
  • Viêm tụy cấp.

Giảm cung lượng tim:

  • Suy tim;
  • Thuyên tắc phổi;
  • Nhồi máu cơ tim cấp;
  • Bệnh van tim nặng.

Giãn mạch: Nhiễm trùng hoặc sốc phản vệ...

Co tiểu động mạch đến:

  • Tăng canxi máu;
  • Thuốc: NSAIDs, thuốc cản quang, Amphotericin B...
  • Hội chứng gan thận.

Dãn tiểu động mạch đi: Nhiễm trùng, suy tim, suy gan.

Tại thận

Mạch máu thận:

  • Tắc động mạch thận do thuyên tắc, huyết khối, viêm mạch máu...
  • Thuyên tắc tĩnh mạch thận;
  • Bệnh mạch máu nhỏ;
  • Bệnh đông máu nội mạch lan tỏa;
  • Tiền sản giật;
  • Tăng huyết áp ác tính.

Cầu thận:

  • Hội chứng Goodpasture;
  • Viêm cầu thận: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận tăng sinh màng nguyên phát, viêm cầu thận hậu nhiễm;
  • Ống thận: Nguyên nhân thường do thiếu máu hoặc độc chất;
  • Ly giải khối u, tán huyết nội mạch, thuốc cản quang, Lithium, Methotrexate,...

Sau thận

  • Nhiễm trùng nặng;
  • Mất nước;
  • Xuất huyết nặng;
  • Huyết áp thấp;
  • Bệnh lý tại thận;
  • Các thuốc cản quang.

Triệu chứng của tổn thương thận cấp tính

Tổn thương thận cấp tính có thể không có triệu chứng rõ ràng

Tổn thương thận cấp tính có thể không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường, bệnh xuất hiện khi bệnh nhân đang điều trị bệnh lý khác nên các biểu hiện của bệnh thường không nổi bật. Các triệu chứng của tổn thương thận cấp tính có thể xảy ra gồm:

  • Người mệt mỏi;
  • Nôn mửa;
  • Chán ăn;
  • Nước tiểu giảm;
  • Khó thở;
  • Phù chân.

Chẩn đoán tổn thương thận cấp tính

  • Khi có các dấu hiệu tổn thương thận cấp tính, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Nếu nước tiểu ít, có thể dùng que nhúng nước tiểu để đánh giá lượng protein, đường, tế bào máu;
  • Xét nghiệm creatinin sẽ giúp đánh giá chức năng lọc của thận;
  • Siêu âm giúp quan sát hình ảnh thận, phát hiện những vị trí tắc nghẽn, đánh giá tình trạng tắc nghẽn hệ tiết niệu;
  • Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây bệnh như: chụp X quang...

Điều trị tổn thương thận cấp tính

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tổn thương thận cấp tính. Bệnh nhân sẽ được theo dõi liên tục để kiểm soát các biến chứng của bệnh. Bệnh nhân có thể cần truyền dịch và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng protein và muối khoáng, không sử dụng tất cả các loại thuốc, thức ăn có thể làm tổn thương thận. Bệnh nhân có thể được cho dùng thuốc để điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Nếu lượng muối và sự cân bằng điện giải trong cơ thể không ổn định, bác sĩ sẽ cho bổ sung bằng đường uống hoặc truyền dịch.

Trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể phải chạy thận nhân tạo.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO