Tìm hiểu về thuốc tránh thai kết hợp

Tìm hiểu về thuốc tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai dạng phối hợp là viên uống ngừa thai chứa hai hormone giới tính nữ Estrogen và Progestin. Cơ chế hoạt động của thuốc là giúp ngăn chặn sự rụng trứng, thay đổi niêm mạc của tử cung và tạo chất nhầy cản trở tinh trùng xâm nhập.

Chỉ định dùng thuốc tránh thai kết hợp

Bên cạnh được biết đến như một phương pháp ngừa thai rất hiệu quả, thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin còn được sử dụng để:

  • Điều trị mụn bằng cách ức chế các chất tự nhiên là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá;
  • Hạn chế các triệu chứng thể chất và cảm xúc tiền kinh nguyệt ở phụ nữ;
  • Điều trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu do hành kinh nhiều hoặc đau bụng kinh dữ dội;
  • Chủ động dời ngày hành kinh;
  • Đôi khi được ứng dụng chữa lạc nội mạc tử cung.

Tuy nhiên thuốc tránh thai kết hợp không ngăn chặn sự truyền nhiễm của virus HIV/AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục (STDs).

Thuốc tránh thai kết hợp điều trị kinh nguyệt không đều

Liều lượng dùng thuốc tránh thai kết hợp

Tùy thuộc vào các mỗi nhà sản xuất, thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin có hoạt chất, liều lượng, cách sử dụng, những lợi ích và rủi ro khác nhau. Thông thường, phụ nữ cần uống thuốc ngừa thai nội tiết Estrogen và Progestin một lần mỗi ngày, gần như kéo dài liên tục trong suốt chu kỳ kinh. Có thể tham khảo như sau:

  • Vỉ 21 viên: Uống 1 viên/ngày, liên tục trong vòng 21 ngày và ngưng trong 7 ngày. Ngay sau đó bắt đầu dùng một vỉ thuốc mới;
  • Vỉ 28 viên: Uống 1 viên/ngày theo thứ tự quy định trên vỉ thuốc. Bắt đầu một vỉ thuốc mới ngay sau khi kết thúc vỉ thuốc trước.

Đa phần những viên thuốc trong cùng một vỉ ngừa thai phối hợp 28 ngày sẽ có màu sắc khác nhau để phân biệt viên chứa hàm lượng estrogen và progestin với các viên giả dược chỉ bổ sung folate và không có tác dụng ngừa thai.

Ngoài ra, một lưu ý quan trọng khi dùng thuốc tránh thai dạng phối hợp là phải uống thuốc đúng giờ cố định mỗi ngày. Cần thực hiện theo các chỉ dẫn trên bao bì một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả phòng ngừa cao.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai kết hợp

Sử dụng và lựa chọn thuốc tránh thai kết hợp đúng đắn

Trong thời gian 3 tháng đầu dùng thuốc tránh thai dạng phối hợp, nữ giới thường dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn do cơ thể chưa kịp thích ứng, chủ yếu là:

  • Buồn nôn hoặc ói mửa;
  • Rối loạn tiêu hóa như co thắt dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Viêm hoặc sưng nướu (lợi);
  • Thay đổi vị giác, mất cảm giác ngon miệng;
  • Tăng hoặc giảm cân;
  • Sạm da, mụn trứng cá;
  • Phát triển lông, tóc bất thường;
  • Xuất huyết giữa chu kỳ kinh nguyệt;
  • Thay đổi lượng máu kinh;
  • Kích ứng âm đạo.

Một số tác dụng phụ có thể không nguy hiểm và sẽ giảm dần, nữ giới cần tiếp tục uống thuốc theo đúng lịch trình chỉ dẫn cũng như không được tự ý ngưng thuốc. Trong khi đó, số khác lại cảnh báo những vấn nghiêm trọng, đòi hỏi ý kiến đánh giá của bác sĩ để cân nhắc quyết định có nên thay đổi loại thuốc hay không. Có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp với thức ăn hoặc sữa để tránh buồn nôn.

Nên làm gì nếu quên thuốc?

Khi uống thuốc quá liều, người nữ có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như buồn nôn và chảy máu âm đạo. Ngược lại, nếu quên liều thì cần phải sử dụng bổ sung một biện pháp ngừa thai khác khoảng 7 - 9 ngày hoặc cho đến khi kết thúc chu kỳ, đồng thời vẫn tiếp tục uống thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin như bình thường.

Tuy nhiên mỗi loại thuốc tránh thai sẽ có những hướng dẫn riêng cụ thể trong trường hợp quên một hoặc nhiều liều. Do đó nữ giới cần đọc kỹ các thông tin chỉ dẫn của nhà sản xuất trong hộp thuốc ngừa thai đi kèm với tư vấn của bác sĩ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

Chú ý quan trọng

5.1. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trước khi uống thuốc ngừa thai, cần thông báo cho bác sĩ những thông tin sau:

  • Tiền sử những bệnh lý nội và ngoại khoa;
  • Cơ địa dị ứng với estrogen và progestin, hoặc bất kỳ thành phần nào khác;
  • Tất cả các loại thuốc hiện đang sử dụng.

Tóm lại, chị em phụ nữ nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi quyết định dùng bất kỳ thuốc ngừa thai nào.

5.2. Thời điểm bắt đầu dùng thuốc

Thời điểm bắt đầu uống thuốc tránh thai kết hợp là khác nhau đối với từng trường hợp cụ thể:

  • Bình thường: Bắt đầu uống thuốc vào ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 5 hành kinh, hoặc vào ngày chủ nhật đầu tiên của chu kỳ;
  • Phụ nữ mới sinh và không cho con bú: Chờ đến 4 tuần sau khi sinh, nếu muộn hơn cần dùng thêm cách ngừa thai khác trong 7 ngày đầu.
  • Đang nuôi con bằng sữa mẹ: Không khuyến cáo sử dụng thuốc tránh thai kết hợp chứa cả Estrogen và Progestin cho đến khi bé có thể hấp thu được nhiều nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
  • Phá thai hoặc sẩy thai: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, thông thường là bắt đầu ngay nếu sảy thai <20 tuần, ngược lại dùng vào ngày 21 sau sảy thai hoặc ngày đầu kỳ kinh nguyệt.

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không được dùng thuốc tránh thai kết hợp

5.3. Sử dụng thêm biện pháp ngừa thai khác

Để đạt hiệu quả phòng ngừa cao, nữ giới cần phải cân nhắc đến biện pháp ngừa thai khác trong trường hợp:

  • Trong vòng 7 - 9 ngày đầu tiên uống thuốc tránh thai kết hợp;
  • Bị nôn mửa hoặc tiêu chảy khi đang dùng thuốc;
  • Quên liều một hoặc nhiều lần.

5.4. Một số nguy cơ

Đối với phụ nữ >35 tuổi và nghiện thuốc lá nặng (hơn 15 điếu/ngày), dùng thuốc tránh thai kết hợp có thể làm tăng nguy cơ:

  • Phát triển các khối u gan, tuy không phải ung thư nhưng có thể gây xuất huyết nội tạng;
  • Ung thư vú hoặc ung thư gan (giảm đi sau khi ngừng thuốc 10 năm);
  • Cơn đau tim, đột quỵ, hoặc huyết khối nghiêm trọng.

Ưu và nhược điểm khi dùng thuốc tránh thai kết hợp

Thuốc tránh thai kết hợp giúp điều hòa kinh nguyệt
6.1. Ưu điểm

  • Giảm mất máu, thiếu máu, đau bụng kinh và chủ động kiểm soát chu kỳ kinh;
  • Điều hòa kinh nguyệt và bổ sung progestin cho phụ nữ;
  • Thoải mái giao hợp hơn;
  • Giảm nguy cơ mắc các hội chứng liên quan đến tử cung, buồng trứng và tất cả những bệnh lý lành tính tuyến vú;
  • Điều trị mụn trứng cá, tăng tỉ trọng xương;
  • Có khả năng mang thai trở lại ngay sau khi ngưng sử dụng.

6.2. Nhược điểm

  • Nhiều tác dụng phụ liên quan đến xuất huyết nhẹ và vấn đề tâm lý;
  • Vô kinh ở những phụ nữ có tiền sử chu kỳ kinh không đều;
  • Có thể gây căng thẳng khi phải uống thuốc mỗi ngày;
  • Không bảo vệ phụ nữ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Điều kiện bảo quản thuốc tránh thai kết hợp đòi hỏi phải còn trong bao bì kín, ở nhiệt độ phòng và để ngoài tầm với của trẻ em. Trong vài trường hợp cần thiết, nữ giới cần hỏi ý kiến bác sĩ để chuẩn bị một phương pháp ngừa thai khác nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa và vẫn nên thử thai nếu như thấy chậm kinh. Không nên hút thuốc nếu đang dùng thuốc tránh thai dạng phối hợp Estrogen và Progestin.

Thuốc tránh thai dạng phối hợp là viên uống ngừa thai chứa hai hormone giới tính nữ Estrogen và Progestin. Cơ chế hoạt động của thuốc là giúp ngăn chặn sự rụng trứng, thay đổi niêm mạc của tử cung và tạo chất nhầy cản trở tinh trùng xâm nhập.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO