U xơ tử cung: Các trường hợp có chỉ định phẫu thuật

U xơ tử cung: Các trường hợp có chỉ định phẫu thuật

U xơ tử cung thường được phát hiện khi đi khám bệnh định kỳ. Bệnh nhân cũng có thể tự kiểm tra và phát hiện u xơ tử cung khi nằm ở tư thế ngửa, sờ thấy khối u nổi lên dưới lớp da bụng, nếu ấn nhẹ có cảm giác đau để phòng biến chứng và được điều trị sớm.

Nguyên nhân gây u xơ tử cung

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân phát sinh u xơ tử cung là do nồng độ estrogen trong cơ thể tiết ra nhiều và hoạt động mạnh dẫn đến tăng sinh tổ chức cơ và niêm mạc tử cung. Chính vì vậy khối u xơ có thể nhỏ lại và teo mất đi khi người phụ nữ đã mãn kinh.

Một số tài liệu cho rằng, u xơ tử cung liên quan đến sức khỏe sinh sản: sảy thai nhiều lần, hiếm muộn, vô sinh, phụ nữ sinh đẻ ít... cũng có nguy cơ gây u xơ tử cung. Tuy vậy bệnh vẫn gặp ở phụ nữ đẻ nhiều con. Một số trường hợp đang mang thai nếu bị u xơ tử cung có thể dẫn đến một số nguy cơ như ngôi thai bất thường, sinh non, nhau thai bám ở vị trí bất thường (nhau tiền đạo, nhau cài răng lược...). Có thể thấy u xơ tử cung ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ, sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ.

U xơ tử cung ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ, sức khỏe và chất lượng sống của phụ nữ

Biểu hiện của bệnh u xơ tử cung

Đa số người bệnh đi khám khi thấy bản thân bị rối loạn kinh nguyệt, kết hôn nhưng mãi chưa có con. Hoặc người bệnh có những cảm giác như: nặng bụng, tức bụng, đau vùng hạ vị hoặc hố chậu.

Một số trường hợp khác là khi khối u hình thành lớn có thể chèn ép lên các cơ quan lân cận, lên bàng quang gây tiểu nhiều hoặc bị bí tiểu, lên trực tràng gây táo bón hoặc đau khi đại tiện, lên ruột, dạ dày dẫn đến các rối loạn tiêu hoá.

Trường hợp bệnh nhân được phát hiện có u xơ trong thời kỳ thai kỳ, u xơ có thể sẽ gây ra một số biến chứng: khối u sẽ làm bong nhau thai sớm làm cho bào thai thiếu máu nuôi, làm dịch chuyển vị trí của bào thai, làm cho người mẹ khó sinh tự nhiên mà phải sinh mổ. Hầu hết các trường hợp u xơ tử cung khi mang thai vẫn có quá trình phát triển thai bình thường. Tuy nhiên, các khối u sẽ lớn nhanh hơn trong lúc mang thai.

Các khối u sẽ lớn hơn trong lúc mang thai

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật u xơ tử cung khi nào?

Không phải trường hợp mắc u xơ tử cung nào cũng được chỉ định phẫu thuật. Bởi vì, đối với những u nhỏ, không gây biến chứng thì người bệnh chỉ cần đi khám định kỳ 3 tháng một lần. Hoặc có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều trị giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt. Mục tiêu của việc sử dụng thuốc không phải là để loại bỏ hoàn toàn u xơ mà các chất có trong thuốc sẽ giúp làm thu nhỏ u xơ lại.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật được xem là điều trị triệt để, nhất là các trường hợp:

  • Bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, bị rong kinh, rong huyết, cường kinh gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể gầy gò, xanh xao và điều trị nội khoa đã không còn có hiệu quả
  • Sau khi làm một số kiểm tra, bác sĩ phát hiện u xơ có cuống hoặc cuống xoắn
  • Nhận thấy khối u lớn nhanh bất thường và nghi ngờ là ung thư
  • U xơ tử cung phát triển sau thời kỳ mãn kinh.
  • U xơ tử cung lớn chèn ép gây dị dạng tử cung hoặc cản trở khả năng mang thai (gây sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi).
  • Khối u lớn chèn ép các bộ phận khác làm cho người bệnh tiểu tiện hoặc đại tiện nhiều do u xơ tử cung đè lên bàng quang, niệu quản hoặc ruột
  • U xơ tử cung to tương đương với một tử cung có thai khoảng 12 tuần.
  • U xơ dưới niêm mạc hoặc nằm trong dây chằng rộng
  • Khi nghi ngờ ung thư hóa.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật khi nghi ngờ ung thư hóa

Tùy thuộc vào tình trạng của u xơ, tuổi và mong muốn có con của bệnh nhân để bác sĩ điều trị chỉ định mổ u xơ tử cung bằng phương pháp cắt tử cung hay bóc nhân xơ.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong y học hiện đại, có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng trong phẫu thuật u xơ tử cung như: mổ hở, mổ nội soi thông thường và mổ nội soi bằng robot. Và hiện nay phẫu thuật robot đang là phương pháp ưu việt, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh trong việc điều trị u xơ tử cung: thực hiện chuẩn xác trong từng thao tác; loại bỏ các rung động không cần thiết bởi robot có 4 tay, tương đương với 2 phẫu thuật viên; có khả năng phẫu thuật ở những vị trí khó bởi nó có thể di chuyển tự do ở 6 góc độ; an toàn, không biến chứng, không nhiễm trùng phẫu thuật; mất ít máu giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khoẻ.

Phẫu thuật ít xâm lấn bằng robot cánh tay

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Chí Quang, Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO