Viêm phổi hoại tử ở người lớn: Những điều cần biết

Viêm phổi hoại tử ở người lớn: Những điều cần biết

Không chỉ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị, viêm phổi hoại tử ở người lớn còn gây ra những biến chứng nguy hiểm. Áp xe phổi là biến chứng hay gặp nhất ở các bệnh nhân mắc viêm phổi hoại tử.

Viêm phổi hoại tử ở người lớn và các biến chứng

Viêm phổi hoại tử là một tổn thương viêm cấp tính, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, tụ cầu sinh mủ hoặc virus hô hấp gây ra như: virus cúm và virus hợp bào hô hấp. Bệnh thường xuất hiện vào mùa lạnh ở những cộng đồng dân cư đông. Không chỉ nguy hiểm ở trẻ nhỏ, viêm phổi hoại tử còn gây ra các biến chứng và để lại những hậu quả về sức khỏe ở người lớn.

Áp xe phổi: Áp xe phổi là biến chứng hay gặp nhất ở các bệnh nhân mắc viêm phổi hoại tử. Các vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm tạo thành ổ mủ trong nhu mô của phổi sẽ gây ra áp xe phổi. Áp-xe phổi có thể có một hoặc nhiều ổ mủ, tạo thành một hay nhiều hang.

Ở giai đoạn đầu, khi ổ mủ kín, chưa ộc ra bệnh nhân sẽ có triệu chứng khó thở, sốt cao ho. Đến giai đoạn ộc mủ, người bệnh ho dữ dội và ho ra nhiều mủ, đặc quánh màu vàng hoặc nhầy màu vàng. Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: bệnh nhân vẫn ho dai dẳng, nhất là khi thay đổi tư thế và khạc mủ số lượng ít hơn.

Biến chứng tại chỗ:

  • Tràn dịch màng phổi: dịch tiết, số lượng dịch ít. Mủ màng phổi chủ yếu gặp ở những bệnh nhân điều trị kháng sinh muộn hoặc không đúng. Nghi mủ màng phổi khi sốt kéo dài, bạch cầu tăng cao.
  • Tràn dịch màng ngoài tim: hiện nay ít gặp, bệnh nhân sốt kéo dài, mạch nhanh, đau ngực, có thể nghe thấy cọ màng ngoài tim; Xquang thấy bóng tim to.

Biến chứng xa: là những biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân già yếu như: viêm màng não, viêm màng trong tim, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc....

Nguyên nhân viêm phổi hoại tử

Nội dung đang cập nhật

Vi khuẩn gây ra viêm phổi hoại tử như: phế cầu khuẩn; phế quản, phế viêm; tụ cầu và các nguyên nhân khác

Vi khuẩn phế cầu khuẩn:

Phế cầu là nguyên nhân chủ yếu của viêm phổi thùy. Bệnh nhân viêm phổi phế cầu có yếu tố thuận lợi để phế cầu bị hút từ họng vào phế nang do suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở tạm thời hoặc mạn tính. Các phế nang chứa đầy dịch tiết, tạo điều kiện cho phế cầu nhân lên và qua lỗ Kohn, lỗ Lambert để lan rộng ra những phế nang xung quanh.

Trong vòng vài giờ, các phế nang bị đông đặc và chứa đầy bạch cầu đa nhân trung tính, hồng cầu. Sau cùng, đại thực bào sẽ xâm nhập vào và dọn sạch phế nang. Vì thành phế nang còn nguyên vẹn nên cấu trúc phổi luôn khôi phục bình thường sau khi khỏi bệnh .

Bệnh nhân viêm phổi phế cầu xuất hiện sớm các triệu chứng "cảm" nặng kéo dài khoảng 1 giờ. Ngay sau đó sốt cao, thở nhanh, mạch nhanh, ho khan, đau ngực, buồn nôn, nôn. Bệnh càng trở nặng sau 2 -3 ngày, các biểu hiện trên sẽ xuất hiện liên tục với mức độ nặng hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cảm nhận được cử động lồng ngực bên tổn thương giảm, rung thanh tăng, đôi khi sờ thấy cọ màng phổi. Nhìn chung các triệu chứng trên không rõ ràng như trên, nhưng triệu chứng loạn thần nhiễm khuẩn lại nổi bật.

Các phương pháp điều trị dành cho bệnh nhân viêm phổi phế cầu là: dùng thuốc kháng sinh theo kinh nghiệm; bổ sung đủ nước, điện giải; dùng codein để giảm đau ngực; dùng vaccin chống phế cầu cho nhóm nguy cơ cao như suy thận, ghép thận...

Vi khuẩn phế quản, phế viêm: Đây là một cấp cứu nội khoa thường gặp. Bệnh thường liên quan đến những vụ dịch do virus (cúm, sởi, thuỷ đậu), diễn biến nặng vì tiến triển nhanh với biểu hiện suy hô hấp cấp tính, tím tái.

Các triệu chứng của bệnh nhân vi khuẩn phế quản, phế viêm gặp phải đột ngột, sốt, triệu chứng "cảm", tiếp theo đó là khó thở, suy hô hấp. Các triệu chứng khác: ho, đờm dính máu, đau ngực.

Vi khuẩn tụ cầu: Do cơ chế hút thường xảy ra sau cúm hoặc trên những cơ địa suy giảm miễn dịch, tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hút vào phổi và cơ chế thứ hai là tụ cầu theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm trùng ngoài phổi.

Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao; điều trị phải đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh đúng.

Khi người bệnh nhiễm vi khuẩn tụ cầu xuất hiện mụn nhọt ngoài da do tụ cầu, nhất là vùng mặt, có thể biến chứng viêm phổi. Khi xuất hiện viêm phổi, có thể đã khỏi mụn nhọt ở da.

Viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến dịch cúm, sởi; hay gặp hơn ở người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch (là nguyên nhân tử vong cao nhất do viêm phổi ở bệnh nhân đặt nội khí quản tại các khoa hồi sức tích cực).

Các nguyên nhân khác:

  • Viêm phổi do dorhodococcusequi
  • Viêm phổi do bacillus anthracis (Trực khuẩn than) là bệnh hiếm gặp, xảy ra lẻ tẻ hoặc thành dịch do hít phải nha bào của trực khuẩn than
  • Viêm phổi do hemophilus Influenz chỉ tìm thấy ở người, không có ở động vật và môi trường. Khoảng 80% dân số mang vi khuẩn này, chủ yếu là người lớn
  • Viêm phổi do klebsiella
  • Viêm phổi do vi khuẩn ruột (Enterobacteriaceae)
  • Viêm phổi do moraxella catarhalis
  • Viêm phổi do legionella pneumophyla
  • Viêm phổi do bordetella pertussis
  • Viêm phổi do francisella tularensis (bệnh tularemia).

Viêm phổi hoại tử do virus gây ra

Nguyên nhân

Các loại virus gây viêm phổi hoại tử ở người lớn là virus cúm A và B, adenovirus, virus phó cúm, virus hợp bào hô hấp, Hantavirus. Virus cúm đã gây nhiều vụ dịch lớn trên thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Các chủng virus có thể thay đổi hàng năm.

Các loại virus nhóm A thường gặp ở người lớn gây viêm phổi. Đối với virus hợp bào hô hấp thường gây viêm phổi ở người già, người ghép tạng. Những người khỏe mạnh và người suy giảm miễn dịch có thể bị viêm phổi do virus Herpes gây ra.

 

Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân nhiễm viêm phổi hoại tử do virus gây ra sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng, trùng lặp giữa các loại virus và các loại viêm phổi khác như:

  • Ho khan là chính, nếu có đờm thường là đờm nhầy trong.
  • Khám phổi thường không có triệu chứng thực thể.
  • Triệu chứng ngoài phổi: đau cơ khớp, đau đầu, chảy mũi, sốt.
  • Hình ảnh Xquang lồng ngực không đặc hiệu, khó phân biệt với viêm phổi do vi khuẩn.

Chẩn đoán: Đối với người bệnh mắc viêm phổi hoại tử do virus gây ra thường rất khó xác định căn nguyên, Vì vậy, bước đầu, bác sĩ sẽ chẩn đoán sơ bộ dựa vào lâm sàng và đặc điểm dịch tễ. Sau đó, chẩn đoán xác định dựa vào phân lập virus, chẩn đoán huyết thanh, cụ thể:

  • Phân lập virus: Thông qua các phương pháp rửa hầu-họng-mũi, quét tăm bông, hút qua khí quản, hút qua thành ngực, sinh thiết để lấy bệnh nhân ở giai đoạn khởi phát. Sau đó, đưa bệnh nhân đến labo ở nhiệt độ âm 70 độ C trong môi trường vận chuyển virus. Bệnh nhân sẽ nhận kết quả viêm phổi virus nếu kết quả dương tính 60%, nhưng cũng không loại trừ khả năng bệnh nhân có kết quả âm tính nhưng vẫn mắc bệnh.
  • Chẩn đoán huyết thanh bằng phương pháp cố định bổ thể nhằm ngăn ngưng kết hồng cầu.

Miễn dịch huỳnh quang: lấy tế bào niêm mạc họng bằng tăm bông hoặc dịch rửa; kết quả nhanh, đặc hiệu. Thường dùng trong chẩn đoán Cytomegalovirus và một số loại virus khác .

Chẩn đoán mô bệnh: bằng sinh thiết, tử thiết thấy hình ảnh hạt vùi trong tế bào trong viêm phổi do Herpes, Adenovirus.

Điều trị:

Người bệnh sẽ được tiến hành điều trị triệu chứng bằng việc bổ sung nước và điện giải; hạ sốt; giảm đau; nghỉ ngơi, thở oxy, thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, với những trường hợp, người bệnh bị viêm phổi hoại tử do virus cúm: amantadin, rimantadin và virus hợp bào hô hấp: khí dung ribavirin 20mg/ml nước trong 3-7 ngày sẽ tiến hành điều trị đặc hiệu.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO