Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em xảy ra khi vùng phía sau màng nhĩ bị viêm hoặc nhiễm trùng, căn bệnh này cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thính lực và sức khỏe của trẻ.
Tai giữa là bộ phận khoảng không ở vị trí sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật nội soi tai bởi tai giữa nằm rất sâu bên trong màng nhĩ.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở toàn bộ hệ thống tai giữa và hòm nhĩ, bệnh được chia thành các giai đoạn sau: Viêm tai giữa xuất tiết, sung huyết và viêm tai giữa có mủ. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này do vòi nhĩ ngắn lại nằm ngang nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng dễ lan lên tai giữa.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh viêm tai giữa cấp tính, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng mắc cao, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, một số dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa bao gồm:
Trước khi quyết định phương pháp chữa viêm tai cấp ở trẻ em thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ mà trẻ đang gặp phải. Ngoài thử nghiệm đo màng nhĩ thì bác sĩ sẽ dùng một ống soi tai để phát hiện xem tai trẻ có bị sưng, tấy, đỏ, có máu hay chảy dịch trong tai, thủng màng nhĩ hay không.
Sau khi đã chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ để có thể chữa viêm tai cấp ở trẻ, hầu hết các bệnh nhân bị viêm tai giữa cấp tính có thể điều trị mà không cần dùng kháng sinh, có thể điều trị tại nhà với một số loại thuốc giảm đau trước khi dùng kháng sinh để hạn chế tác dụng phụ.
Tùy vào tình trạng viêm tai giữa cấp ở trẻ em mà giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, thông thường sẽ có sự kết hợp giữa kháng viêm, kháng sinh, giảm đau và nhỏ thuốc tai.
Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ và màng nhĩ thủng thì cần vệ sinh và rửa tai mỗi ngày. Có thể sẽ phải trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhĩ khi cần thiết.
Thông thường, viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em có thể được điều trị ngoại trú với thuốc kháng sinh và dặn tái khám nếu triệu chứng không giảm sau 48 - 71 giờ hoặc đe dọa có biến chứng.
Trong trường hợp cơn nhiễm trùng không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần thì có thể lựa chọn phẫu thuật viêm tai giữa cấp tính như: Phẫu thuật cắt VA, phẫu thuật ống tai...
Cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, trẻ cần được rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và chơi đồ chơi, ra ngoài thì mặc ấm, tránh khói thuốc lá, tiêm phòng cúm theo mùa và cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.