Lấy nhu thắng cương (Tôn Tẫn – Bàng Quyên)

Lấy nhu thắng cương (Tôn Tẫn – Bàng Quyên)

Tôn Tẫn và Bàng Quyên đều là học trò của Quỷ Cốc Tử. Sau khi học xong, Quỷ Cốc bèn tổ chức thi tốt nghiệp, đề thi là: Quỷ Cốc ngồi bên trong nhà, các học trò của ông dùng mọi cách để mời ông ra ngoài, ai làm được thì đậu.

Bàng Quyên thi trước, ông lấy lý do phong cảnh bên ngoài rất đẹp dẫn dụ sư phụ ra ngoài để thưởng thức, thế nhưng Quỷ Cốc vẫn ngồi bất động. Bàng Quyên bày tỏ ý của mình, nếu như mời mà sư phụ vẫn bất động, thì ông ta sẽ phóng hoả đốt nhà, cuối cùng thầy cũng phải ra thôi.

Quỷ Cốc bèn đáp rằng: “Mời như vậy không được, trong khi ngươi còn chưa châm lửa thì ta đã ra mặt ngăn chặn việc làm của ngươi rồi.” Bàng Quyên đành phải ra khỏi trường thi.

Đến lượt Tôn Tẫn, ông trình bày phương cách của mình với thầy: “Cách thi này đối với Bàng Quyên thì không công bằng, bởi vì anh ấy thi trước, nhờ đó mà tôi có thời gian để học hỏi và suy nghĩ. Để cho công bằng, tốt hơn là xin thầy cho đổi đề thi, xin sư phụ ra ngoài, từ đó đệ tử xin tìm cách để mời thầy trở lại vào phòng.” Quỷ Cốc nghe vậy thấy cũng có lý, bèn nói: “Được thôi! ta sẽ ra khỏi phòng để con mời ta vào trở lại, cũng thế thôi.”

Khi Quỷ Cốc Tử vừa ra khỏi nhà, Tôn Tẫn liền cười mà nói rằng;” Thưa sư phụ, đề thi của thầy con đã giải rồi. Thầy đã được con mời ra khỏi phòng rồi nhé.”

Người có trí tuệ dùng cách thức mềm dẻo để hoàn thành công việc, mềm dẻo thì thắng cứng mạnh, đấu trí cao minh hơn nhiều so với đấu lực.

“Nhu” là khái niệm chủ yếu trong sách của “Lão Tử”. Tư tưởng cơ bản của ông chính là “nhu nhược thắng cương cường”, vậy “nhu nhược” làm thế nào có thể thắng “cương cường”? Bởi vì nhu chẳng qua chỉ là một hình thức biểu hiện, sức mạnh thật sự của nó thì được ẩn giấu ở mặt sau. Ví như hiện tượng một dòng nước nhỏ chảy lâu ngày có thể mài mòn được cả một hòn đá. Lại ví như chuyện anh hùng nhụt chí, nhi nữ thường tình, đã là người đàn ông mạnh mẽ cũng có khi bị cái tình mềm yếu làm tan rã như nước.

Cho nên nhất thiết không được xem thường “nhu”, bởi vì có những việc “cứng lại gặp cứng” thì không phải là biện pháp tốt. Phương thức lấy nhu khắc cương thường mang lại hiệu quả hơn.

[widget350]

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO