Rất nhiều người khi nghe câu “Trọng nam khinh nữ” thì vô cùng bất bình. Kỳ thực “Trọng nam khinh nữ”, không phải ý muốn nói là nam giới thì cao quý, còn phụ nữ thì thấp hèn. Chữ “Tôn” (Cao) và “Ti” (Thấp) trong câu “Nam tôn nữ ti” vốn có nguồn gốc từ đạo lý Âm Dương hòa hợp của “Kinh Dịch”.
Hàm nghĩa của câu “Nam tôn nữ ti” là ý nói rằng nam giới có đặc tính khí chất của người nam, nữ giới có đặc tính khí chất của người nữ, điều này đã quyết định sự phân công các nhiệm vụ vai trò khác nhau của nam nữ trong gia đình, nam nữ tuân thủ nghiêm ngặt vị trí của mình, gia đình tự nhiên sẽ êm ấm thịnh vượng.
Diễn giải
Câu “Nam tôn nữ ti” xuất phát đến từ “Kinh Dịch”, trong “Kinh Dịch Hệ Từ” có viết: “Thiên tôn địa tị, càn khôn định hĩ. Ti cao dĩ trần, quý tiện vị hĩ … càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.” (Trời ở trên cao Đất ở dưới thấp, càn khôn đã được định rõ vậy. Lấy tôn cao ti thấp để trình bày rõ, địa vị cao thấp ra sao đã sẵn ở vị trí đó rồi … Cung Càn tạo thành Nam, cung Khôn tạo thành Nữ).
Trong đó “Tôn” là cao, “Ti” là thấp. Là hai từ chỉ vị trí cao thấp. “Thiên Tôn Địa Ti” là để diễn tả ý nghĩa “Trời ở trên Đất ở dưới, Trời cao Đất thấp”, là một cách dùng để miêu tả trạng thái tự nhiên. Trong “Thuyết Văn Giải Tự” có viết: Tôn, được gọi là cao vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Nhã” giải thích: Ti, lùn thấp vậy. Trong cuốn từ điển “Quảng Vận” viết : Ti, ở bên dưới vậy.
“Kinh Dịch” là miêu tả quy luật vận hành của thiên thể vũ trụ. Tư tưởng trung tâm cuối cùng của nó là quy về Âm Dương cân bằng. Phàm là những sự vật không cân bằng, không hòa hợp, cuối cùng nhất định đi lệch khỏi đường lối và quỹ đạo. Vạn sự vạn vật trong vũ trụ cuối cùng đều tất yếu hướng về hòa hợp và cân bằng. Một tư tưởng trung tâm khác của “Kinh Dịch” , chính là Âm Dương tự có vị trị của nó, Thiên tại vị trí của Trời, Địa ở vị trí của Đất; Âm tại vị trị của Âm, Dương tại vị trí của Dương.
Thiên địa, âm dương, nam nữ là một phương pháp “phân loại” của cổ nhân. “Nam tôn nữ ti” chính là từ “Thiên tôn địa ti” khai triển diễn biến mà sinh ra. Bổn ý của nó là nói “Nam nữ là không giống nhau”. Đây là một cách phân chia của thiên nhiên, trạng thái tự nhiên.
Nam tôn: Làm một người đàn ông – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất thiết phải giống như Trời. Cao vang công chính (ở địa thế trên cao, âm thanh vang rộng công bằng chính trực), tự cường bất tức (tự mình cố gắng mạnh mẽ không nghỉ), tức là: “Thiên hành kiên, quân tử dĩ tự cường bất tức” (Trời hành theo đạo kiện toàn, người quân tử đi theo đạo không ngừng tự vươn lên);
Nữ ti: Làm một người phụ nữ – tạo vật đặc biệt của tự nhiên, nếu muốn hợp với “Đạo”, nhất định phải giống như Đất, to lớn khiêm nhường, bao dung, lấy đức dày chở muôn vật, vô tư vô oán, chính là: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu tải vật“ (Đất ở tại vị trí của cung Khôn, người quân tử lấy đức lớn mà mang tải vạn vật).
“Nam tôn nữ ti” đề xướng hòa hợp của tự nhiên, âm dương đều có an bài vị trí của mình. Vì vậy “Nam tôn nữ ti” là giảng đạo lý nam nữ nên sống hài hòa như thế nào trong hôn nhân và đời người, và không có nội hàm nam nữ bình đẳng. Một người đàn ông phẩm cách cao thượng, người phụ nữ tự nhiên sẽ tôn trọng anh ta, thuận theo anh ta. Trong gia đình, nam nhân chính trực cao thượng, nữ nhân nhã nhặn khiêm hòa, khoan dung; thì gia đình không có một lý do nào của sự bất hòa. Ở trong xã hội và gia đình như vậy, người phụ nữ cũng tự nhiên có được địa vị tương ứng và sẽ không có sự kỳ thị.
Khác biệt nam nữ và nhiệm vụ của mỗi người
Mạnh tử nói: Phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu phụ hữu biệt, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, thử nhân chi đại luân dã. Dã tựu thị ngũ luân (Cha con gần gũi thân thiết, vua tôi nhân ái có đạo nghĩa phép tắc, vợ chồng có sự khác biệt, huynh trưởng và trẻ nhỏ có trật tự trên dưới, bạn bè thành thật tin tưởng. Đai Luân của người này, ở đây cũng chính là năm điều luân thường đạo lý).
Phu (chồng) tựa như thiên (trời), phụ (vợ) tựa như địa (đất). Thiên, nhật nguyệt chiếu rọi, vân vũ hành theo, tưới nhuần đại địa; Địa, gánh đỡ sơn hà, dựng dục trường dưỡng (ấp ủ mầm sống, nuôi nấng dưỡng dục), nhân loại vạn vật, đời đời phồn vinh, sinh sôi không ngừng. Phu (chồng), bảo hộ gia đình, để gia đình không chịu bất kỳ tổn hại; thê (vợ), mang hoài thai nghén, bồi dưỡng giáo dục con cái. Chính là phù hợp đạo lý âm dương, nam nữ phân công bất đồng, nếu như cả hai đều tận tâm với chức trách của mình, thì gia đình tự nhiên được hòa thuận.
Trái lại, nếu như trời không có mưa, thì đất khô hạn, cuộc sống của chúng ta ngay lập tức hỗn loạn; cũng giống như vậy, chồng không kiếm tiền, vợ mất đi chỗ dựa, cuộc sống gia đình ngay lập tức phát sinh rối loạn. Lại nhìn xem hiện tượng tự nhiên, hoa cỏ cây cối là không thể ly khai khỏi mặt đất, chính như em bé cũng không thể rời xa khỏi mẹ vậy, đạo lý trong đó vi diệu. Có thể thấy vợ chồng có nhiệm vụ trong gia đình khác nhau, mà không thể thay thế lẫn nhau.
Trong lịch sử có ghi chép “Chu Triều Tam Thái”: Thái Khương, Thái Nhâm, Thái Tự (ba thế hệ nàng dâu), là thê tử của ba vị quân vương triều đại nhà Chu – Thái Vương, Quý Lịch, Văn Vương. Ba vị quân vương hiền đức, ba vị thê tử đều trang nghiêm chân thành cung kính. Ba vị “Tam Thái” mẫu nghi thiên hạ, thi hành cảm hóa gia quốc, phụ tá ba vị quân vương kiến lập nên triều đại nhà Chu 800 năm hưng thịnh, cũng thai nghén nên văn hóa nho gia sáng lạn của Trung Quốc.
Trong “Liệt nữ truyện, Mẫu nghi truyện. Chu thất tam mẫu” ghi chép: sau khi Thái Tự trở thành phu nhân của Văn Vương, càng thêm hiền thục. Bà vô cùng ngưỡng mộ danh tiếng đạo đức của tổ mẫu Thái Khương và mẹ chồng Thái Nhâm, lại kế thừa đức hạnh hoàn mỹ của họ. Bà cần kiệm chăm lo việc nhà, tương trợ chồng giáo dục con cái, toàn lực hiệp trợ Văn Vương, xử lý việc trong hoàng cung nội viện gọn gàng ngăn nắp, để cho Văn Vương không có bất kỳ ưu lo nào, có thể chuyên tâm đặt tâm trí vào trị vì quốc gia, thi hành chính sách có lợi cho dân truyền bá rộng khắp, giáo hóa đại chúng. Thái Tự được tôn xưng là “Văn Mẫu”, được khen tụng là :“Văn Vương cai trị bên ngoài, mà Văn Mẫu cai trị nội các bên trong.”
Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ hiền hậu nhân đức
“Trong nhà có người vợ hiền lương, giống như quốc gia có vị tể tướng tài đức.” Những người vợ hiền hậu trong lịch sử, vợ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân – Trưởng Tôn Hoàng Hậu chiếm vị trí đầu tiên về làm việc nhân đức không chểnh mảng.
Trưởng Tôn Vô Kỵ là anh trai của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, là bạn tri kỷ với Lý Thế Dân, giúp đỡ Lý Thế Dân thắng lợi lấy được thiên hạ. Đường Thái Tông muốn để cho Trưởng Tôn Vô Kỵ nhậm chức Tể Tướng, Trưởng Tôn Hoàng Hậu lại bẩm tấu rằng: “Thiếp đã được lập làm Hoàng Hậu, tôn quý vô cùng, thiếp thực sự không muốn để huynh đệ con cháu của mình phân bố đưa vào hàng ngũ triều đình. Lữ Hậu của Hán Triều, bỗng nhiên cả gia đình được vinh quang, có thể thấy bài học lịch sử mà làm tấm gương cho mình. Vì vậy, thiếp xin bệ hạ nhất định đừng để huynh trưởng ca ca nhậm chức tể tướng.”
Dưới sự nhún nhường ba lần của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Đường Thái Tông chỉ có thể để Trưởng Tôn Vô Kỵ đảm nhận một chức vị hư danh “Khai Phủ Nghi Đồng Tam Tư” như vậy.
Khi con gái của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Trưởng Nhạc Công Chúa xuất giá, Đường Thái Tông ban thưởng vật phẩm cho con gái nhiều dư hơn gấp đôi so với vật phẩm xuất giá của con gái Đường Cao Tổ – Trưởng Công Chúa. Chính vì điều này, Ngụy Trưng ở trước mặt Đường Thái Tông đề xuất ý kiến bất đồng.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu sau khi biết được, không những không trách tội Ngụy Trưng, mà còn khen ngợi thêm nữa. Dưới sự lo liệu của Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Trưởng Tôn Công Chúa đã không mang theo bất kỳ vật phẩm hồi môn phong hậu nào.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu bình thường lời nói và việc làm, tuân thủ lễ chế, từ trước giờ không can dự sự việc chính trị triều đình. Nhưng bởi vì Trưởng Tôn Hoàng Hậu lời nói đoan chính ngay thẳng, Đường Thái Tông đối với vợ mười phân xem trọng, thường cùng với vợ đàm luận chuyện quốc gia đại sự, đề cập đến các vấn đề chi tiết thưởng phạt. Trưởng Tôn Hoàng Hậu không muốn để bản thân mình đảm nhận thân phận đặc thù nào can dự vào chuyện quốc gia đại sự, bà cho rằng nam nữ là khác nhau, nên tự mình đảm nhận trách nhiệm chức vụ của riêng mình.
Trưởng Tôn Hoàng Hậu không can dự triều chính, lại có thể luôn luôn có những lời khuyên can có lợi đối với Lý Thế Dân, giúp đỡ trượng phu xử lý tốt quan hệ vua tôi, bổ nhiệm quần thần chính trực mà xa rời nịnh thần.
Tể tướng Ngụy Trưng trực ngôn (ngôn từ ngay thẳng trung trực) can gián, gặp phải Lý Thế Dân làm những sự việc không đúng, ngay lập tức dám bước ra khuyên can, có lúc làm cho Lý Thế Dân rơi vào tình huống khó xử. Một lần, Đường Thái Tông muốn đi ra ngoại thành săn bắn, vừa mới xuất cung ra khỏi cửa, gặp ngay Ngụy Trưng ở đối diện, Ngụy Trưng thăm hỏi hiểu rõ tình huống, lập tức nêu lên ý kiến thưa với Đường Thái Tông rằng: “Trước mắt hiện đang vào giữa tiết xuân, vạn vật nảy mầm sinh trường, cầm thú mớm mồi cho con trẻ, không thích hợp đi săn, thỉnh bệ hạ hãy hồi cung.”
Đường Thái Tông kiên trì đi chơi, Ngụy Trưng không chịu thỏa hiệp, đứng ở giữa đường kiên quyết cản lối ra của Đường Thái Tông. Đường Thái Tông trong cơn tức giận không thể ngăn trở, nổi giận đùng đùng xuống ngựa quay về cung.
Đường Thái Tông quay về cung gặp Trưởng Tôn Hoàng Hậu, vẫn còn đang tức giận mà nói: “Nhất định phải đem lão già ngoan cố Ngụy Trưng giết chết đi, mới có thể trút hết cơn giận dữ của ta!” Trưởng Tôn Hoàng Hậu hỏi rõ nguyên do sự tình, thì lặng lẽ quay vào nội thất mặc lễ phục đội mũ, sau đó nét mặt trang trọng đến trước Đường Thái Tông, khấu đầu hành lễ, miệng nói ngay : “Chúc mừng bệ hạ!“.
Hành động cư xử này của bà khiến Đường Thái Tông kinh ngạc hỏi: “Có việc gì lại thận trọng như vậy?” Trưởng Tôn Hoàng Hậu trịnh trọng trang nghiêm nói: “Thiếp từng được nghe, nếu hoàng thượng anh minh, thì đại thần sẽ hết mực trung thành. Giống như hôm nay Bệ hạ thánh minh, nên Ngụy Trưng mới dám nói lời ngay thẳng như vậy. Thiếp thân là hoàng hậu, nhìn thấy hoàng đế anh minh thần tử trung thành, một việc tốt như vậy, thiếp làm sao dám không mặc triều phục để chúc mừng bệ?”
Đường Thái Tông nghe thấy vợ mình nói lời như vậy, có phần cảm động thấu hiểu, giận dữ đã từ từ tiêu tan đi.
Năm Trinh Quán thứ 8, khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu cùng Đường Thái Tông đi Cửu Thành Cung tránh nắng, thân thể mắc bệnh đau ốm, bệnh tình lại càng ngày càng trầm trọng, đã dùng rất nhiều thuốc, mà bệnh vẫn không thuyên giảm. Lúc đó, Thái tử Lý Thừa Can người ở bên cạnh chăm sóc mẫu thân đã đề xuất dùng phương pháp đặc xá phạm nhân và độ người nhập Đạo v.v…, để cầu xin Thần Phật phù hộ, nhưng đều bị Hoàng Hậu kiên quyết từ chối.
Bà nói: “Đại xá là chuyện quốc gia đại sự, Phật , Đạo hai giáo đều tự có giáo quy. Nếu như có thể tùy tiện đặc xá tội nhân và độ người nhập Đạo, thì nhất định sẽ làm tổn hại đến chính thể của quốc gia, mà đây cũng là điều mà cha của con không muốn như vậy. Ta sao có thể để một vị phu nhân mà làm loạn Pháp lý của thiên hạ.”
Thái tử nghe xong, thì không dám đến gặp Thái Tông để thỉnh cầu. Thái Tông sau khi biết được, cảm động rơi lệ, khóc thầm không thành tiếng.
Vào năm Trinh Quán thứ 10, Trưởng Tôn Hoàng Hậu băng hà tạ thế tại điện Lập Chính, hưởng thọ 36 tuổi. Khi Trưởng Tôn Hoàng Hậu qua đời, Đường Thái Tông vô cùng đau khổ, cảm thấy từ bây giờ “mất đi 1 vị phò tá hiền lương!” Khi Đường Thái Tông tại vị, sáng suốt sửa đổi chính trị, kinh tế phồn vinh, trong lịch sử được gọi là “Thái bình Trinh Quán”, điều này cùng với Ông có Trưởng Tôn Hoàng Hậu một vị hiền thê phò trợ bên trong, nên nói là không thể không có quan hệ. ”
Châu Huệ Tâm
[widget352]