Hoa đỗ quyên đẹp, có mùi thơm ngát đặc trưng vì thế đây là loài hoa cảnh được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn số 1 của các gia đình trong mỗi dịp Tết đến.
Hoa đỗ quyên là loài hoa có màu sắc rực rỡ, nở thành chùm tỏa ngát hương thơm dịu nhẹ nó có tên khoa học là Rhododendron, ngoài ra hoa Đỗ Quyên phổ biến với các tên gọi khác: hoa sơn trà, sơn thạch lựu, ánh sơn hồng, mãn sơn hồng...
Kỹ thuật trồng hoa đỗ quyên đơn giản tại nhà
Giống
Giống hoa phổ biến trên thị trường hiện nay là đỗ quyên Bỉ. Đây là giống cây hoa đỗ quyên cây nhỏ, sai hoa, hoa to, đa dạng nhiều màu sắc có cây còn cho cả hai màu rực rỡ. Có thể gieo trồng bằng các cách là gieo hạt, giâm cành hoặc chiết. Nếu giâm cành hoặc chiết thì cây đỗ quyên sẽ cho ra hoa sớm hơn.
Đất trồng
Hoa đỗ quyên thích hợp với đất chua, nếu trồng cây ở đấy có độ kiềm cao có thể gây chết cây. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước, thông thoáng gió, nhiều mùn, đủ chất dinh dưỡng.
Chăm sóc cây hoa đỗ quyên cho hoa khoe sắc quanh năm
Chậu trồng
Cần chọn chậu trồng cân đối với cây phù hợp kích thước cây cũng như kích thước chậu. Nên chọn chậu có lỗ ở đáy chậu sâu to, miệng rộng để dễ thoát hơi nước khi tưới nước.
Tưới nước
Cây đỗ quyên có bộ rễ rất khỏe mạnh nên ưa ẩm và không chịu được ngập úng lâu. Nếu để hạn hoặc úng rễ sẽ khiến cây sinh trưởng, phát triển kém, lá vàng, hoa rủ có thể dẫn đến chết cây. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện thời tiết để có chế độ tưới nước cho phù hợp nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đặc biệt, vào thời kỳ cây sinh trưởng, ra nụ, cho hoa cần tưới nước nhiều hơn để có thể phát triển tốt nhất. Nên tưới nước tự nhiên cho cây như nước giếng, nước mưa, nước ao, hồ.
Bón phân
Để cây ra hoa to và đẹp thì cần bón một lượng phân phù hợp theo tỷ lệ: Phân khô bón ít, phân nước pha loãng. Thông thường chỉ áo dụng bón phân với các cây từ hai năm tuổi trở lên. Đối với loại cây 2-3 năm tuổi thì chỉ bón từ khoảng thời gian cuối xuân đến đầu hè, cứ khoảng từ10-15 ngày bón một lần phân pha loãng.
Còn đối với cây đỗ quyên có độ tuổi từ 4 năm trở lên, mỗi năm nên bón 2 lần phân khô vào mùa xuân và mùa thu, khoảng giữa tháng 6 thì bón một lần phân P, K. Sau tháng 6 thì ngừng bón phân cho đến khi tàn, cây mọc cành mới thì có thể bón nước phân loãng cho cây tiếp tục sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh
Các loại sâu bệnh thường gặp ở hoa đỗ quyên là: đốm nâu, nhện đỏ, rệp ống, nhện râu ngắn hay bệnh thối rễ. Khi phát hiện cây hoa có hiện tượng của sâu bệnh thì cần phun, xịt những loại thuốc đặc trị để diệt trừ kịp thời.
LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này, Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.
Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn
Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!