Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc Su Su

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc Su Su

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. Thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha.

Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc Su Su

Có hai giống su su phổ biến là su su trơn và su su gai. Thời vụ gieo trồng từ tháng 9 đến tháng 11, sau khi trồng 3 tháng trở lên sẽ được thu hoạch, thời gian thu hoạch kéo dài tới tận tháng 5.

Làm đất, bón lót và trồng:

Những chân đất thích hợp với bầu bí cũng thích hợp với su su, làm đất như đối với trồng mướp.

Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, nây đều, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt.

Đào hố rộng 80-100cm, sâu 40-50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5-3,0m. Mỗi hố bón 10-15 kg phân chuồng và 1 kg supe lân, 1 kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã).

Trồng mỗi hốc 3-4 quả, cách nhau 30-40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. Một ha phải trồng từ 250-360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000-1.500 cây/ha.

Công việc chăm sóc su su rất đơn giản, gồm các thao tác sau:

Che nắng cho quả giống lúc mới trồng,

Kiểm tra sau khi mọc để khỏi bị mất khoảng.

Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài 1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.

Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Bón phân thúc cho su su vào hai giai đoạn:

+ Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống.

+ Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả.

Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi.

Thu hoạch:

Su su vừa tới lứa thì thu hoạch ngay, cách 5-7 ngày lại thu được một lần. Thu khi quả vừa căng, trông láng vỏ là vừa. Năng suất trung bình 30-50 tấn/ha (1-1,7 tấn/sào).

Để giống su su

Hiện nay nước ta có hai vùng để giống su su là:

– Vùng đồng bằng trồng su su vụ Đông – Xuân lấy quả giống vào tháng 5, đem về giâm trong hỗn hợp đất, phân (7 đất 1 phân mục) ở trong những sọt hay thùng gỗ đặt ở nơi thoáng mát, mỗi sọt hay hộp gỗ chỉ giâm 5-6 quả. Cứ để như vậy cho đến tháng 8, tháng 9 thì đem trồng.

Cũng có thể cho su su tàn đi, vun gốc, cắt dây chỉ để lại độ 2m dây gốc rồi khoanh vòng thúng lại quanh gốc, lấp kín đất lên, còn giàn thì để cho mướp leo, lợi dụng bóng mát của mưới che gốc cho su su. Cho đến tháng 7, tháng 8 mới bới nhẹ gốc ra, tiếp tục chăm sóc để cho su su tái sinh trong vụ mới.

Vùng núi cao có khí hậu mát như Sa Pa, Tam Đảo, Lạng Sơn,v.v. su su ra quả vào mùa hè, còn đến mùa Đông (tháng 10 trở đi) do rét nên su su tàn lụi. Tại những vùng này, giữ giống bằng cách cắt dây, chỉ để lại 2m phần sát gốc rồi khoanh vòng thúng quanh gốc, lấp hỗn hợp phân, đất phủ đầy cho cây ấm gốc để có thể tiềm sinh trong đất qua đông.

Sang Xuân, vào quãng tháng 3 khi tiết trời đã ấm, su su sẽ nảy mầm và tái sinh. Xới đất và bón phân thúc rồi đưa dây lên giàn. Tháng 6 sẽ cho quả và thu hoạch cho tới tháng 8, đến tháng 10 thì su su đã già, có thể dùng làm quả giống mới cho các vùng đồng bằng không giữ được giống.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO