Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Nhãn lồng là loại trái cây phổ biến ở Việt Nam có cùi dày, vỏ mỏng, vị ngọt đặc trưng lại tốt cho sức khỏe nên được nhiều người yêu thích. Vì vậy nhãn lồng là một trong những loại cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng.

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Nhãn lồng đặc sản Hưng Yên

Nhãn lồng là  loại cây ăn quả có hình dáng vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân cây nhãn có nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm.

Cây ra hoa vào mùa xuân tháng 2, 3, 4 hoa có màu vàng nhạt, xếp thành chuỳ mọc ở ngọn cành và ở nách lá. Mùa cho quả thu hoạch là vào khoảng tháng 7-8. Quả nhãn lồng  tròn, vỏ mỏng, màu vàng xám, nhẵn.

Hạt đen nhánh, cùi dày mọng và vị ngọt đặc trưng. Cây nhãn lồng chịu rét tốt hơn so với các cây cùng họ như vải, đồng thời cũng ít kén đất trồng hơn.

Kỹ thuật trồng nhãn lồng cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Kỹ thuật trồng nhãn lồng cho năng suất cao chất lượng tốt

Thời vụ trồng

Một năm có 2 mùa vụ chính gieo trồng cầy nhãn thích hợp nhất. Ở Miền Bắc: tháng 2 – 3 và tháng 8 – 9 và Miền Nam: Đầu và cuối mùa mưa

Đất trồng

Loại đất phù hợp nhất là đất cát, cát giồng, cát pha, đất cồn và phù sa ven sông, đất có độ pH từ 5-7. Lưu ý cây nhãn không thích hợp trên đất sét nặng.

Nên trồng vào cuối mùa mưa, khoảng tháng 10-11 nếu có đủ nước tưới vì trồng cây nhãn vào mùa nắng cây có đầy đủ ánh sáng cung cấp sẽ phát triển tốt hơn. Nếu trồng vào mùa mưa, khoảng tháng 5-6 thì cần chú ý thoát nước cho cây khio gặp mưa vì khi mưa nhiều thì đất sẽ bị lèn dẫn đến nhãn sẽ bị chết do nghẹt rễ.

Cách trồng cây nhãn lồng

Khoảng cách trồng cây thường thay đổi từ 4-8m tùy vào từng loai giống nhãn khác nhau. Đối với cây nhãn lồng nên trồng với hoảng cách và mật độ trồng là: 8 m x 8 m (160 cây/ha) hoặc 7m x 7 m; hoặc 4 m x 4 m hoặc 5 m x 5 m (khi cây phát triển đến gia đoạn giao tán thì cần tỉa bớt đi 1 hàng).

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Trồng cây nhãn lồng

Đặt bầu cây vào hố đã đào sẵn, sau đó lấp đất lại vừa khuất mặt bầu, nén đất xung quanh gốc, nên cắm cọc để buộc cây con vào tránh cho rễ bị lung lay làm đứt rễ cây, cây con sẽ phát triển kém, hoặc có thể cây sẽ chết). Sau khi trồng cây thì tưới đẫm nước, thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc nhãn lồng cho sai quả 

Làm cỏ, vun xới gốc cây

Thường xuyên làm cỏ  và vun xới xung quanh gốc cây nhằm hạn chế sự cư trú, xâm nhập của sâu bệnh gây hại và làm đất thông thoáng nhằm giúp bộ rể tăng cường trao đổi chất cây nhãn sinh trưởng phát triển tốt nhất.

Tưới, tiêu nước

Nếu cung cấp nước tưới đầy đủ cây nhãn sẽ phát triển nhanh, cho khả năng ra hoa, kết trái tốt. Tuy nhiên nhãn cũng là cây chịu úng kém nên hệ thống thoát nước trong mùa mưa phải tốt, kịp thời thoát nước khi vào mùa mưa tránh gây ngập úng.

Bón phân 

 Để cây nhãn cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, cần cung cấp một lượng phân bón đầy đủ và phù hợp. Sử dụng phân NPK cho hiệu quả tốt nhất đối với nhãn theo tỷ lệ 1:0,5:1 hoặc 1:1:2. Kết hợp với bón phân hữu cơ để cải thiện độ tơi xốp cho đất, tăng hiệu quả lượng phân khoáng, chống xói mòn, hạ độ chua của đất, cung cấp dinh dưỡng cho cây lâu dài, tăng khả năng chống sâu bệnh giúp cây phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Chăm sóc nhãn lồng đúng cách cho hiệu quả cao

Phòng trừ sâu bệnh: 

Thường xuyên quan sát và chăm sóc cây nhãn kip thời phát hiện sâu bênh hại để có cách phòng trị hiệu quả nhất.

Tỉa cành, tạo tán:

Sau thu hoạch xong cần tiến hành tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành bị che khuất, cành vượt,... đồng thời bấm tỉa hết những cành vừa được thu trái để giúp cây ra tược non đồng loạt đem lại hiệu quả tốt cho vụ sau.

Thu hoạch

Kỹ thuật trồng cây nhãn lồng cho quả sai trĩu cành

Người dân thu hoạch nhãn sai trĩu cành

Khi thấy vỏ chuyển từ màu nâu đậm sang màu nâu sáng, vỏ quả chuyển sang mỏng và nhẵn, bóc thử quả xem thấy hạt màu nâu đen thì có thể đem thu hái. Nên thu hoạch quả nhãn vào những ngày tạnh ráo, vào buổi sáng hoặc buổi chiều.

Lưu ý, không cắt trụi hết cành lá của cây vì có thể ảnh hưởng đến khả năng nảy lộc, ra hoa kết trái ở vụ sau.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO