Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả cao

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả cao

Nấm bào ngư là loại nấm khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi và nguyên liệu sẵn có để trồng giúp tăng thu nhập kinh tế cho người dân.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả cao

Nấm bào ngư có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, là thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng cao, cung cấp một lượng lớn chất đạm, nhiều vitamin và khoáng chất, bên cạnh đó nó còn là dược liệu quí giá trong việc  bảo vệ sức khỏe, phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm như: ung thư, ung bướu. Đây cũng là nguồn hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư 

1. Nguyên Liệu

Nguyên liệu có thể là rơm rạ hoặc mùn cưa thuộc loại gỗ mềm không có nhựa ngăn không cho meo nấm phát triển như gỗ cao su, thân bắp, gỗxoài, so đũa, cùi bắp…

Nguyên liệu cần được xử lý, ủ chín, trộn với các chất dinh dưỡng, bỏ vô bịch, sau đó hấp tiệt trùng, cấy meo giống. Khi được 20 – 25 ngày, tơ nấm sẽ mọc đầy bịch phôi, sau đó đem bịch phôi ra nhà nấm chăm sóc và thu hoạch quả thể.

2. Chuẩn Bị Nhà Nấm

Vật liệu bao gồm: nhà nấm được làm bằng tre, lá, lưới, túi nylon. Tận dụng sàn nhà để treo bịch phôi nấm, quanh nhà trồng nấm có thể bao che lưới cước hoặc nylon nhằm giữ ẩm và ngăn chặn côn trùng giữ cho nấm sinh trưởng phát triển tốt.

Nhà trồng nấm phải luôn sạch sẽ, thoáng khí, cao ráo, thoát nước và giữ được độ ẩm cao. Phôi nấm có thể đặt trên các bệ được làm bằng tre hay sắt hoặc cũng có thể treo dưới các thanh ngang, mỗi hàng cách nhau khoảng 20 – 30 cm, mỗi dây cách nhau khoảng 20 – 25cm, mỗi dây nên treo từ 6 – 10 bịch phôi nấm.

Nên bố trí dàn treo theo từng khối, mỗi khối rộng khoảng từ 1,4 – 1,6m, chiều dài tùy theo nhà trồng nấm. Mỗi khối cần chừa ra các lối đi để tiện chăm sóc và thu hoạch

Lưu ý: Trước khi đưa nấm vào nhà trồng phải khử trùng nhà nấm bằng vôi bột, cứ 100gr vôi bột/1m2 vãi đềuquanh nền nhà trồng nấm.

Sau khi chuẩn bị xong nhà nấm ta bắt đầu đưa bịch phôi nấm vào chăm sóc.

3. Đưa Bịch Phôi Nấm Vào Nhà Trồng Nấm

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả cao

Cần chọn những bịch có sợi tơ nấm mọc trắng đều, rồi tiến hành tháo bút bông phía trên miệng bịch phôi hoặc có thể dùng dao lam rạch từ 3 đến 4 đường dài khoảng 3 đến 4cm trên bịch phôi, sau đó để ngày hôm sau mới tiến hành phun tưới nước.

Nước tưới phải sạch sẽ, không nhiễm phèn, không chứa chất độc hại và tưới bằng bình phun sương hay vòi phun mịn. Tùy theo độ ẩm không khí của nhà nuôi nấm mà nên tười nhiều hay ít. Trung bình 2 lần/ngày, nếu nhanh khô thì tưới 3 – 4 lần/ngày.

Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm cần đạt 80-90%. Nhiệt độ phù hợp từ 25 – 32 độ C, nhiệt độ tối ưu từ 27 – 28 độ C. Ánh sáng khuyếch tán vào trong nhà trồng nấm đây là tiêu chuẩn thích hợp để tạo quả thể nấm sinh trưởng phát triển tốt.

Cách tưới: tránh tưới thẳng lên bịch phôi mà phải phun xịt tạo mưa phùn nhẹ rơi từ trên xuống, tưới ướt khắp các vách, nóc và nền nhà để tạo độ ẩm không khí cho nhà trồng nấm. Cũng tùy theo thời tiết mà tưới nhiều hay ít , mỗi ngày tưới khoảng 2 – 4 lần (nếu mưa dầm ẩm ướt, không cần tưới). Chú ý là không để giọt nước bắn thẳng vào nấm tránh làm hư hỏng.

4. Những Điều Cần Lưu Ý

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả cao

+ Nấm rất nhạy cảm với môi trường: bên cạnh những tác nhân như nhiệt độ, PH, độ ẩm, ánh sáng…nấm bào ngư còn nhạy cảm với yếu tố gây ô nhiểm môi trường như hóa chất, các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, trong nguyên liệu cũng như trong  không khí và môi trườngở quanh khu vực nuôi trồng.

Nếu bị ô nhiễm, tai nấm sẽ bị biến dạng hoặc có thể ngưng tạo quả thể. Do vậy, khi nấm bào ngư sinh trưởng phát triển tốt thì khi thu hoạch chắc chắn sẽ là một loại thực phẩm sạch.

+ Dịch bệnh gây hại cho nấm:  mốc xanh Trichoderma và ấu trùng ruồi nhỏ là những loại bênh hại thường gặp. Với mốc xanh, có thể phòng trừ bằng cách khử trùng tốt nguyên liệu hoặc nâng độ pH. Với ấu trùng ruồi nhỏ, để diệt trừ  cần có lưới chắn và vệ sinh nhà trại, không cho ổ dịch phát sinh lan rộng ra nhà trồng.

+ Dị ứng do bào tử từ nấm bào ngư: Khi hít phải sẽ gặp triệu chứng khó thở, có nhiều vết đỏ ở tay, nhức đầu, ho và sốt. Khắc phục bằng cách đeo khẩu trang khi vào nhà nuôi trồng, tưới ẩm cho nhà trồng.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO