Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Dưa lưới là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, có hương vị ngọt thanh đặc trưng rất ngon và được mọi người ưa chuộng. Với kỹ thuật trồng dưa lưới trong chậu đơn giản, mọi người có thể tự trồng loại quả này tại nhà.

Dưa lưới là loại cây dây leo cho quả thuộc họ bầu bí, có lớp vỏ ngoài cứng màu lục cùng với những đường gân trắng đan xen nhau như lớp lưới rất lạ mắt. Cây dưa lưới có thời gian sinh trưởng và phát triển nhanh từ khi gieo trồng đến thu hoạch khoảng 85 – 90 ngày (tùy vào loại giống). 

Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Trồng dưa lưới trong chậu đúng cách sẽ cho năng suất cao chất lượng tốt.

Kỹ thuật trồng dưa lưới đơn giản tại nhà

Thời vụ trồng

Dưa lưới trồng tại nhà có thể giao trồng quanh năm, nhưng có 2 vụ thích hợp nhất để trồng dưa lưới mang lại năng suất cao nhất. 

Đối với vụ Xuân: Trồng trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến đầu tháng 3, sẽ cho thu hoạch vào tháng 4-5.

Đối với vụ Thu Đông: Trồng từ tháng 8- 9, thu hoạch khoảng tháng 11-12.

Gieo hạt giống

Gieo hạt vào bầu, với tỷ lệ 1 hạt giống cho 1 bầu đất. Thời gian ươm khoảng từ 7-10 ngày ( đối với vụ thu đông), khoảng 15 ngày đối với vụ Xuân. Khi cây được 1-2 lá thật có thể đem trồng ra chậu lớn.

Chọn chậu và chuẩn bị đất trồng

Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Trước khi đem trồng phải gieo hạt vào bầu đất

Dưa lưới có thể trồng trên chậu vuông với kích thước khoảng 36x36 cm, mỗi 1 chậu nên trồng 1 cây dưa lưới để đảm bảo cho cây phát triển tốt nhất. Giá thể đất trồng cây nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước cao và giữ ẩm tốt. Thành phần đất trồng cây có thể trộn hỗn hợp: 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau bón lót cho cây dưa lưới bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng phân bón lót là 50g/chậu.

Trồng cây dưa lưới

Sau khi chuẩn bị xong cho đất trồng vào chậu, chọn các cây giống khỏe mạnh nhất đem gieo trồng, mỗi chậu trồng 1 cây. sau đó ấn nhẹ đất xung quanh cây rồi rắc một lớp mỏng vôi bột lên bề mặt giá thể đất trên chậu để làm phòng tránh được mầm bệnh hại cho cây. Cần lưu ý: Khi trồng cây không nên để đất quá đầy miệng chậu, nên đổ đất trồng cách miệng chậu từ 5-7 cm để sau này khi cây dưa lưới phát triển có thể bón phân và bổ sung đất cho cây trồng.

Chăm sóc cây dưa lưới tại nhà

Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Làm giàn leo cho cây dưa lưới

Tưới nước: Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho cây phát triển tốt, tránh để cây bị úng nước.

Làm giàn : Quan sát thấy khi cây dưa lưới phát triển được 4-5 lá. Có thể đóng cọc cho cây leo lên hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào hàng rào ban công để cây đưa lưới có thể bám vào phát triển tốt.

Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Khi cây phát triển tốt, cần ngắt hết những chiếc lá dưới gốc cây đến khi cây ra đến lá thứ 8 hoặc 10 thì để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên của nhánh đó sẽ ra hoa cái. Khi nhánh phát triển dài ra, cần bấm ngọn của nhánh đó chỉ nên để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông cái để quả ra đảm bảo to đẹp. 

Thu hoạch quả dưa lưới

Trồng dưa lưới tại nhà cho quả sai trĩu vị ngọt thanh

Sau khoảng 3 tháng từ khi gieo trồng cây dưa lưới sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Tính từ ngày quả bắt đầu mọc phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín có màu trắng ngà hoặc ngả màu vàng, gân lưới màu trắng xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm đặc trưng. Sau khi thu hoạch dưa lưới cần để nơi thoáng mát khô ráo, bảo quản dưa lưới thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm hữu ích hơn trong nông nghiệp trồng trọt thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này,  Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.

Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn

Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết kiến thức về ngành trồng trọt hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO