Cá betta, cá xiêm đá là 1 trong những dòng cá có nhiều màu sắc đa dạng, với đặc thù vây kỳ căng tròn đẹp và có bản tính háu đá nổi tiếng nhất trong các dòng cá cảnh. Được nhiều dân chơi nuôi làm cảnh kết hợp với thú vui cho cá chọi nhau.
Nếu được chăm sóc thích hợp, loài cá này có thể sống đến 10 năm, vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi mua cá betta về. Bể tối thiểu phải có kích thước là 10 lít và được trang bị hệ thống máy sưởi, máy lọc. Không nên nuôi cá Betta trong bát; chiếc bát là quá nhỏ và rất kinh khủng đối với sức khỏe của cá! Cá Betta của bạn sẽ không thể sống lâu và hạnh phúc.
Chi tiết đặc điểm sinh học:
Chi tiết kỹ thuật nuôi:
Cách chọn cá Betta
Một vài điều rất hay ho về loài cá Betta chọi này:
[widget546]
Click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn
Lời khuyên
Cảnh báo
Betta là dòng cá có hình dạng và màu sắc đa dạng, với phần đuôi rộng, uyển chuyển. Và dựa theo hình dạng, kích thước đuôi thì có những dòng cá Betta chính dưới đây:
Betta Halfmoon (cá Betta Koi)
Halfmon là dòng Betta đẹp nhất thế giới với độ mở vây đuôi là 180°, rất khó nhân giống ngay cả khi bố mẹ là dòng thuần chủng 100%. Chính vì thế mà Halfmoon là loại cá có giá trị cao nhất trong các loại.
Trên thực tế, người ta phân loại cá Betta dựa trên độ mở vây đuôi, 90 – 120° gọi là Delta, được nhân giống vào năm 1959. 120 – 190° được gọi là cá Super Delta, nhân giống năm 1979 và đến năm 1987 thì nhân giống thành công Betta Halfmoon (nữa vầng trăng).
Betta rồng
Cá Betta rồng có tên khoa học là Betta Dragon, có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Betta rồng có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, trắng, vàng, xám đen,… với bộ vây sặc sỡ cực đẹp. Thông thường, Betta rồng đạt chuẩn là có thân, vây và vảy đều màu, đồng nhất với nhau.
Betta Crowntail
Crowntail (cá Betta đuôi tưa) được phát hiện vào năm 1997 tại miền tây của Indonesia, có vây đuôi bị tưa. Và Crowntail có 3 loại là Single Crowntail, Double Crowntail và Double Double Crowntail.
Betta Thái
Cá Betta Thái (cá Xiêm Betta) là dòng cá có nguồn gốc từ vùng Bolivia và Chi Lê, thường có màu sắc đậm nhất, chiều dài thân cá từ 5 – 8cm. Cá Betta Thái có nhiều màu do lai tạo và có thể thay đổi so với các giống nguyên thủy.
Betta Doubletail
Doubletail được xem là một chủng loại Halfmoon có 2 phần vây đuôi riêng biệt nhau, phần này xếp chồng lên phần kia, thân mình ngắn và rắn chắc. Betta Doubletail có phần vây hậu môn và lưng dài nên được nhiều người ưa chuộng
Betta Plakat (fighter)
Plakat là dòng Betta phổ biến nhất hiện nay, phổ biến trên những đồng lúa tại Thái Lan cách đây hàng trăm năm. Cá Betta Plakat gồm 4 loại: Channa Striata Bloch (đầu rắn thân dài), Anabas Testudineus (đầu ngắn thân mập), Chitala Ornata (thân dài miệng cong) và Plakat lai:
Betta Dumbo
Betta Dumbo hay “cá tai voi” là dòng cá Betta nổi bật với những chiếc kỳ nằm ở hai bên dùng để bơi. Bên cạnh đó. phần vây và đuôi dài, mở rộng uyển chuyển với nhiều màu sắc nổi bật. Chính vì thế Betta Dumbo được rất nhiều người yêu thích.
Betta Wildtype
Wildtype là dòng Betta có màu sắc đẹp nhất, thường sống ở đảo Borneo thuộc Malaysia. Cá Wildtype có kích thước tối đa là khoảng 5cm.
Nhiều anh em inbox với Bettaviet hỏi cách điều trị chấn thương cho cá betta (lia thia, xiêm) sau khi chọi với các con khác. Thật ra, cá betta vốn dĩ là loài cá có sức sống tốt, khỏe mạnh và dẻo dai.
Tuy nhiên, khi bạn cho cá betta chọi với những con khác, rất có khả năng cá betta đã gặp phải một số chấn thương mà chủ nuôi chưa phát hiện ra. Vậy làm gì để điều trị chấn thương sau khi chọi cá betta?
Một số tình trạng có để gây chấn thương cho cá betta như:
Khi gặp những trường hợp trên đây, các anh em cần điều trị cho cá betta như sau:
Trước hết bạn cần cách ly cá betta khỏi những con khác. Sau đó, thêm một giọt nước trử trùng để tránh nhiễm trùng cho cá. Nếu cá chỉ bị xây xát nhẹ, bạn có thể nuôi chú cá này riêng lẻ, cho đến khi khỏe lại, hoặc vây, đuôi mọc lại như lúc ban đầu.
Nếu cá gặp phải tình trạng bị chấn thương nghiêm trọng, anh em cần cách ly cá, cho cá vào nguồn nước sạch, đồng thời, trực tiếp làm sạch vết thương bằng cách dùng một chất khử trùng pha loãng Mercurochrome. Và điều trị cách này 1 lần/ngày, liên tiếp trong vòng 3-4 ngày, và tiếp tục theo dõi tình trạng của cá betta.
Trường hợp khác.
Ở trường hợp cá bơi chậm, lờ đờ, có thể là cá betta đã bị nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng hay bị bệnh táo bón. Anh em chủ nuôi nên làm cho cá dễ dàng tiếp cận bơi lên bề mặt trên của nước và chú ý kiểm tra mực nước cũng như nguồn nước trong hồ.
Một trường hợp khác, cá betta thở nhanh, bỏ ăn, hoặc bị hôn mê, rất có thể cá bị ngộ độc Amoniac, bệnh này dễ làm chết cá trong thời gian ngắn nhất. Chủ nuôi nên nhanh chóng cân bằng các yếu tố trong hồ, chẳng hạn như nồng độ Nitrit và nirat nước trong hồ.
Ngoài ra, thay nước 50% trong khoảng từ 3-4 ngày và thêm một chút than hoạt tính vào bộ lọc trong khoảng 5 ngày để giúp cá cải thiện.
Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi cá betta là đảm bảo cá betta luôn khỏe mạnh, sức khỏe tốt, được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng… cho anh em chủ nuôi những trận chiến thực thụ.
Nguồn: Sưu tầm kỹ thuật nuôi cá cảnh từ internet và Betta Việt
LỜI KẾT: Kinhnghiemquy.com Cảm ơn bạn đã đọc bài viết! Nếu bạn gặp khó khăn hay có những kinh nghiệm nuôi cá hay, giống cá mới thì hãy bình luận trực tiếp trong bài này, Kinhnghiemquy sẽ tư vấn chỉ dẫn, và đăng những bài viết hữu ích từ phía các bạn.
Nếu thấy thích thì LIKE hay thì SHARE bài viết này coi như là lời động viên và ủng hộ chúng tôi cho những bài viết và những bài sưu tầm tiếp theo. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp ích được cho bạn
Chúc các bạn thành công và đừng quên đón đọc những bài viết về cá cảnh đẹp hữu ích trên Kinh nghiệm quý nhé!
[widget371]
Ép cá được xem là một phương thức sinh sản đặc biệt của cá Betta giúp đem lại hiệu quả kinh tế và số lượng con giống cao. Để thực hiện bạn cần làm theo các bước dưới đây:
Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị chỗ ép cá bằng khay hoặc thau nhựa có dung tích từ 15 – 20 lít. Có thể sử dụng thêm sỏi nhỏ để tạo chỗ cho cá mái lẫn trốn sau khi ép.
Lựa chọn cá giống và cho chúng vào hồ ép: Con giống nên lựa chọn những con khỏe mạnh, có tuổi thọ từ 1 – 2 năm. Cho cá đực vào hồ trong khoảng 5 – 7 ngày, khi thấy cá đực nhả bọt nhiều thì bắt đầu thả cá mái vào. Cá đực sẽ lùa và rỉa vây cá mái sau vài lần và xuất hiện trứng cá
Bớt cá mái sau khi đẻ: Cá mái sau khi dừng đẻ thì sẽ tiến hành vớt ra hồ riêng để tránh trường hợp cá mái nuốt trứng.
Đợi trứng nở và vớt cá đực ra ngoài: Khoảng từ 2 – 3 ngày thì trứng con sẽ nở, cá đực sẽ liên tục thay bong bóng bị vỡ do cá con chớm nở bám vào tổ>Click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn
Dù có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhưng bạn cần lưu ý một số bệnh ở cá Betta dưới đây:
Cá Betta không chịu ăn
Khi cá Betta nhà bạn bỏ ăn thì nguyên nhân có thể là do thay đổi thời gian ăn, thức ăn không đảm bảo, cá bị căng thẳng hoặc cá bị táo bón do nhiễm ký sinh trùng. Để điều trị bệnh cá Betta không chịu ăn này thì bạn nên cho cá ăn đầy đủ, đúng giờ và xử dụng thuốc kháng sinh để bón thêm.
Cá Betta tự cắn đuôi
Nguyên nhân chủ yếu là do cá bị căng thẳng khi cách ly quá lâu hoặc đặt cá ở trong môi trường nhỏ hẹp, thiếu ánh sáng cũng khiến cho cá Betta tự cắn đuôi.
[widget549]
Click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn
Để xử lý cá Betta tự cắn đuôi thì bạn nên lưu ý cách ly cá thì hạn chế đặt chung với nhiều loại cá khác, và giữ cho hồ cá luôn sáng dịu.
Còn nếu cá đã cắn đuôi thì bạn nên nuôi cá trong nước thật sạch, có thể thường xuyên sử dụng thuốc Melafix để vết thương của cá nhanh lành lại và phòng chống nhiễm nấm, vi khuẩn gây bệnh khác.
Cá Betta bị hở mang
Cá bị hở mang, lâu ngày xuất hiện các dịch trắng như mủ tại vùng hở là do các cá thể đơn bào gây ra. Nếu không có cách điều trị kịp thời thì cá có thể chết sau khoảng 5 – 7 ngày. Để xử lý cá Betta bị hở mang thì bạn nên bắt tách những con bị bệnh sau đó xử dụng kháng sinh liều cao để điều trị khỏi bệnh.
Cá Betta bị nhạt màu
Khi nuôi cá Betta lâu bạn thấy vảy cá bị nhạt màu, nguyên nhân là do việc thay nước không thường xuyên hoặc sự thay đổi thời tiết. Để xử lý cá Betta bị nhạt màu thì bạn nên thay nước thường xuyên, giữ nhiệt độ nước ở mức ổn định. Đồng thời, bạn nên đảm bảo nguồn thức ăn cho cá.
[widget550]
Click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn
Betta là dòng cá cảnh nổi bật với màu sắc rực rỡ và bộ vây độc đáo vì thế nên giá thành cũng khá cao. Giá cá Betta cảnh từ 100.000 – 1.000.000 đồng/con tùy vào loại khác nhau. Dưới đây là mức giá cho từng loài mà bạn có thể tham khảo:
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá có thể thay đổi do thời gian và địa điểm bán cá betta.
Bên cạnh việc ép cá thì để đảm bảo số lượng cá con được tạo ra thì bạn nên dưỡng cá mái để tạo điều kiện tốt. Dưới đây là cách dưỡng cá Betta mái tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Không gian dưỡng: Đây là một yếu tố rất quan trọng, bạn nên dưỡng cá ở không gian càng rộng càng tốt. Có thể sử dụng chậu, bể có kích thước từ 40 x 30 (dài x rộng).
Thức ăn: Vì là loại động vật ăn thịt nên bạn nên thức ăn cho cá Betta má loăng quăng, trùn,… để đảm bảo dinh dưỡng.
Cách dưỡng: Chọn cá mái giống và cho vào không gian dưỡng, mực nước nên đảm bảo từ 12 – 15cm, sau đó thì cứ cách 3 ngày lại cho vào bể dưỡng 1 cục trùn chỉ to để cá có thêm chất dinh dưỡng.
Bạn có thể thay nước cho cá khi thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm và đợi trong khoảng 3 tuần thì cá sẽ cho rất nhiều trứng.
[widget548]
Click vào ảnh để xem kích thước lớn hơn
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.