Trên thị trường hiện nay, kem chống nắng có 3 dòng chủ yếu là: Kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hoặc kem chống nắng vật lý lai hóa học. Với mỗi loại, sẽ có những ưu nhược điểm riêng, ở bài viết này sẽ phân tích chi tiết về kem chống nắng vật lý. Hãy cũng theo dõi để có được những thông tin hưu ích cho mình.
Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, thường gồm các thành phần titanium dioxide và zinc oxide, trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính. Kem chống nắng vật lý có khả năng tạo ra một lớp màng chắn bảo vệ da, giúp ngăn chặn và phản xạ lại tia UV, khiến chúng không để đi xuyên qua da
Xem thêm : Top kem chống nắng tốt nhất 2021
Trước hết, bạn cần phải biết cách phân biệt đâu là kem chống nắng vật lý (Sunblock), và đâu là kem chống nắng hóa học (Sunscreen):
Cách nhận biết 2 loại kem chống nắng trên rất đơn giản. Tuy nhiên thì bạn phải nắm rõ một số thành phần dưỡng da cơ bản trước nhé. Đối với kem chống nắng vật lý, thông thường màng lọc chính sẽ là Titanium Dioxide và Zinc Oxide. Kem chống nắng hóa học thì thường có các màng lọc quen thuộc như: Octylcrylene, Tinosorb, Oxybenzone, Avobenzone, Octinoxate. Nếu bạn tìm thấy trong sản phẩm có cả những thành phần vật lý & hóa học thì đó là kem chống nắng dạng lai đấy nhé!
Kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng vật lý hoạt động theo cơ chế tạo lớp màng bảo vệ trên bề mặt da và lớp màng này sẽ làm phản xạ các tia UV, ngăn cản không cho tia UV tác động vào sâu trong da. Chính vì vậy, khi sử dụng kem chống nắng dạng vật lý, bạn phải đảm bảo bôi một lớp đủ dày để tạo lớp màng chắc chắn. Vì chỉ nằm ở ngoài da nên kem chống nắng dạng vật lý cũng sẽ ít gây kích ứng da và có hiệu ứng sáng nhẹ đều màu da sau khi bôi.
Kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng hóa học thì hoạt động theo cơ chế thẩm thấu – hấp thụ và vô hiệu hóa tác động của tia UV. Chính vì vậy mà hầu hết các sản phẩm chống nắng hóa học thường có kết cấu lỏng nhẹ như kem dưỡng, và cũng không cần phải bôi một lượng quá dày trên da như kem chống nắng vật lý. Tuy nhiên thì dạng chống nắng hóa học cũng có nhiều hạn chế như có nguy cơ kích ứng cao và người dùng phải đợi 20 phút để màng lọc chống nắng phát huy hiệu quả.
Xem thêm : Vì sao phải dùng kem chống nắng ?
Titanium Dioxide và Zinc Oxide đều là những thành phần chống nắng vật lý rất được ưu ái trong ngành công nghiệp làm đẹp.
Titanium Dioxide là thành phần không chứa dầu giúp cho làn da luôn thông thoáng và ngăn ngừa được các vấn đề “biểu tình” của mụn.
Titanium Dioxide – Một trong những thành phần chính của Kem chống nắng vật lý
Zinc Oxide cũng vậy, bên cạnh đó thành phần này còn có khả năng kháng khuẩn giúp quá trình làm lành vết thương trên da nhanh hơn.
Chính vì thế mà kem chống nắng vật lý rất phù hợp với làn da nhạy cảm.
Titanium Dioxide có nguồn gốc từ Titan. Trong trạng thái tự nhiên, titan tồn tại ở dạng phấn trắng, có độ phản chiếu cao. Trong khi đó Zinc Oxide có nguồn gốc từ khoáng chất kẽm, khi thoa lên da, Zinc Oxide thường để lại vệt trắng nhẹ và cũng có thể gây ra cảm giác hơi nặng nề cho da mặt.
Titanium Dioxide cũng tạo ra hiện tượng vệt kem trắng này trên da nhưng thường ít hơn Zinc Oxide.
Ưu điểm:
Tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi một khoảng thời như kem chống nắng hóa học
Bảo vệ làn da khỏi tia UVA và tia UVB
Ít gây kích ứng cho da, phù hợp với các bạn có làn da nhạy cảm hay da dễ bị kích ứng (nóng, đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu da tốt.
Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong thời gian dài
Nhược điểm:
Chất kem dày, đặc nên dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông dẫn tới mụn, da đổ dầu gây tối và sạm màu da.
Kem chống nắng dễ bị trôi nếu da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý sẽ không phù hợp.
Kem chống nắng vật lý thường tạo một lớp màu trắng trên da, không tiệp màu da. Do đó đây sẽ là nhược điểm đối với các bạn có làn da ngăm.
Kem chống nắng vật lý cũng khó tiệp màu với lớp nền trang điểm
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Sự khác nhau giữa kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Mặc dù vẫn có những mặt hạn chế nhưng không thể phủ nhận những hiệu quả tuyệt vời mà kem chống nắng vật lý mang đến cho làn da đúng không nào?
Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm thì nên ưu tiên chọn kem chống nắng vật lý.
Thông thường, các loại kem chống nắng vật lý hiếm khi khi chứa các thành phần gây kích ứng da, và đó sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
Nếu bạn chỉ làm văn phòng, không hoạt động nhiều ngoài trời thì kem chống nắng vật lý cũng là một sự lựa chọn không tồi.
Kem chống nắng sử dụng như là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da ban ngày. Sau khi bôi kem dưỡng ẩm hãy đợi 15 phút rồi hãy tiếp tục apply kem chống nắng.
Liều lượng bôi kem chống nắng khoảng 1 đồng xu là đủ cho cả khuôn mặt. Nếu bôi không đủ thì hiệu quả chống nắng cho da sẽ không được tối ưu.
Dùng ngón tay chấm nhiều điểm trên mặt sau đó vỗ nhẹ kết hợp tán đều để kem thẩm thấu vào da hiệu quả hơn đồng thời không để lại vệt trắng trên da.
Đừng quên thoa lại kem chống nắng bởi sau khi bôi lên mặt một thời gian, các nguyên liệu trong kem phát huy khả năng và mất dần tác dụng, lại còn bị mồ hôi và dầu nhờn cuốn đi. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, bạn nhất định phải bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2-3h, trong trường hợp đi bơi nên thoa lại sau 40 – 80 phút. Nếu không tác dụng chống nắng sẽ về MO.
Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn về Cách sử dụng kem chống nắng vật lý nhằm cải thiện tốt hơn sản phẩm, dịch vụ cho bạn