Cúng giao thừa như thế nào ?

Cúng giao thừa như thế nào ?

Cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ trừ tịch là nghi thức cúng không thể thiếu trong mỗi đêm 30 tết của mọi người dân Việt Nam. Gia đình nào cũng muốn chuẩn bị thật tốt, đầy đủ các nghi thức cúng lễ trong đêm giao thừa để tiễn năm cũ và chào đón năm mới với nhiều may mắn và tài lộc.

Cúng giao thừa là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về lễ cúng này, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Chính vì thế, trong bài viết này, Kinhnghiemquy.com sẽ giúp bạn tìm hiểu lễ cúng giao thừa là gì, ý nghĩa cúng giao thừa như thế nào và lễ cúng giao thừa cần những gì nhé. Nào, mời bạn cùng đi tìm hiểu với Kinhnghiemquy.com nhé.

Cúng giao thừa như thế nào

Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa là gì?

Cúng giao thừa (hay còn được gọi là lễ cúng trừ tịch, lễ giao thừa) là lễ cúng được thực hiện đúng vào thời khắc giao thừa - chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.

Ở nhiều địa phương, lễ cúng này được thực hiện vào giờ Tý (tức là từ 23 giờ đêm tới 1 giờ sáng). Đây chính là khoảnh khắc một giờ của năm cũ và một giờ của năm mới.

Nguồn gốc của lễ cúng giao thừa?

Theo quan niệm dân gian, có 12 vị Hành khiển, Phán quan nhà trời, tượng trưng cho 12 con giáp từ Tí đến Hợi, luân phiên nhau xuống trông coi công việc dưới hạ giới. Và cứ sau mỗi chu kỳ 12 năm, việc cai quản hạ giới sẽ quay trở về cho vị Hành khiển đầu tiên.

Các quan nhà Trời cũng có ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện chuyên phù hộ, độ trì cho con người, bạn cho họ những điều tốt đẹp, may mắn, còn ông Ác thì lại gây ra lũ lụt, hạn hán, đói kém, mất mùa. Và việc năm đó lành hay dữ đều là do sớ tấu của các quan Hành khiển dâng lên Ngọc Hoàng.

Chính vì thế, đúng lúc nửa đêm khi mà quan Hành khiển cũ và quan Hành khiển mới bàn giao công việc, nhà nhà đều thực hiện lễ cúng để mong các vị Hành khiển có thể dâng lên Ngọc Hoàng những lời tốt đẹp.

Ý nghĩa của việc cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa được xem như lễ cúng để "tống cựu nghinh tân" tức là tiễn những vị thần năm cũ và chào đón những vị thần mới xuống hạ giới cai quản công việc.

Lễ cúng này có ý nghĩa cầu mong các vị Thần linh, gia tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho gia đình được đón một năm mới bình an, hạnh phúc, đón nhận được những điều tốt đẹp, may mắn.

Trong tâm niệm của người Việt, lễ cúng giao thừa cần được thực hiện vô cùng cẩn trọng bởi người ta tin rắng những điềm hay, điềm dở xảy ra vào giây phút này đều liên quan tới mọi sự hay, dở của các thành viên trong năm mới. Chính vì vậy, lễ cúng giao thừa luôn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

 

Cúng giao thừa gồm những gì?

Lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện cả ở trong nhà và ở ngoài trời. Vì vậy, mỗi gia đình cần chuẩn bị 2 phần lễ để thực hiện nghi lễ này cho trọn vẹn nhất. Cụ thể, mâm cúng giao thừa sẽ bao gồm các lễ vật như sau:

1 con gà trống luộc (có thể thay thế bằng thủ lợn)
Bánh chưng
Bánh, kẹo, mứt Tết
Trầu cau
1 lọ hoa tươi
Vàng mã
Nhang, đèn, 2 ngọn nến
3 chén rượu
3 chén nước
1 đĩa muối
1 đĩa gạo
1 đĩa xôi
Trái cây cúng giao thừa bao gồm các loại ngũ quả như truyền thống tùy theo phong tục của từng địa phương

Ngoài ra, ở một số địa phương còn có tục lệ thực hiện mâm cơm cúng giao thừa. Các món ăn trong mâm cơm cúng này cũng đa phần là những món ăn truyền thống. Và tùy thuộc điều kiện của từng gia đình mà các món ăn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mâm cơm cúng giao thừa này cũng không bắt buộc bởi chỉ cần có lễ mặn gồm xôi, thịt gà luộc là được rồi. Quan trọng nhất khi thực hiện lễ cúng giao thừa là người chủ gia đình cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ và phải thành tâm.


Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu được cúng giao thừa là gì và cúng giao thừa cần những gì. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng để lễ cúng giao thừa được diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn nhất bạn nhé. Bạn có thể tham khảo thêm Bài cúng giao thừa chuẩn để thực hiện nghi lễ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Đừng quên thường xuyên truy cập website Kinhnghiemquy.com để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO