Cẩn thận với tình trạng thường gặp dẫn đến suy thận

Cẩn thận với tình trạng thường gặp dẫn đến suy thận

Bạn có biết rằng 50% bệnh nhân sỏi thận cuối cùng bị suy thận, tùy mức độ nặng nhẹ, theo The Health Site.

50% bệnh nhân sỏi thận cuối cùng bị suy thận
50% bệnh nhân sỏi thận cuối cùng bị suy thận

Các vấn đề về thận cũng liên quan đến bệnh tiểu đường và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Các chuyên gia cho biết, gần 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát triển các vấn đề về thận.
Sau đây là các triệu chứng của sỏi thận và những điều có thể thực hiện để tránh suy thận.

Đây là các dấu hiệu để nhận biết sỏi thận

Nếu bị sỏi thận, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
• Tiểu buốt
• Tiểu ra máu
• Buồn nôn, nôn
• Thường xuyên muốn đi tiểu
Sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính. Thận có thể ngừng hoạt động - có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối là suy thận.
Cẩn thận với tình trạng thường gặp này vì rất dễ dẫn đến suy thận1

Nên theo dõi tỷ lệ albumin và creatinine trong nước tiểu sau mỗi 6 tháng

Sỏi thận

Uống không đủ nước có thể dẫn đến hình thành sỏi thận.
Thận giúp thải chất thải và chất lỏng ra khỏi máu dưới dạng nước tiểu. Nhưng có nhiều vấn đề có thể làm gián đoạn quá trình này và một trong số đó là sỏi thận.
Sỏi thận có xu hướng hình thành ở thận và cũng có thể phát triển ở bàng quang và niệu đạo.
Sỏi thận là vấn đề thường xảy ra ở nhiều người, nhưng nó có thể dẫn đến bệnh thận mạn tính và cuối cùng là suy thận, nếu không được điều trị kịp thời.
Do đó, cần phải theo dõi lượng nước uống vào, tuân theo một chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung canxi không quá liều lượng khuyến nghị và đi kiểm tra thường xuyên để tránh các vấn đề về thận xảy ra trong tương lai, theo The Health Site.
Tiến sĩ Tarun Jain, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu, tại Bệnh viện Apollo Spectra Mumbai (Ấn Độ), cho biết 50% những người bị sỏi thận có thể bị suy thận ở một mức độ nào đó trong cuộc sống sau này nếu không điều trị sỏi thận kịp thời.
Hơn nữa, cứ khoảng 8 người là có 1 người dễ bị sỏi tiết niệu và đó cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Các vấn đề về thận có liên quan đến bệnh tiểu đường và thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

Tiến sĩ Sanjay Ingle, nhà nghiên cứu bệnh học, từ Bệnh viện Apollo Diagnostics, Pune cho biết, gần 30% bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát triển các vấn đề về thận.
Thông thường, bệnh nhân phát triển các vấn đề về thận từ 5 - 10 năm sau khi phát bệnh tiểu đường.
Theo dõi tỷ lệ albumin và creatinine trong nước tiểu sau mỗi 6 tháng giúp chẩn đoán sớm những thay đổi để ngăn ngừa suy thận, tiến sĩ Ingle lưu ý.
Cả bệnh nhân mới phát bệnh tiểu đường và bệnh nhân tiểu đường đã lâu đều nên làm các xét nghiệm này.
Các xét nghiệm này chỉ ra những thay đổi sớm trong chức năng thận, có thể cảnh báo người bệnh thực hiện các biện pháp như theo dõi lượng đường và huyết áp, duy trì cân nặng tối ưu, giảm lượng muối ăn vào, ăn uống lành mạnh, cắt giảm hút thuốc và rượu, tập thể dục hằng ngày và tránh căng thẳng để ngăn ngừa suy thận, tiến sĩ Sanjay Inglenói thêm.
Hầu hết những người mắc bệnh về thận đều không biết mình mắc bệnh, theo The Health Site.
Một số dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh thận là:
• Có máu trong nước tiểu
• Sỏi thận
• Tổn thương thận cấp tính
• Đau ở vùng thận và nhiễm trùng
• Có protein trong nước tiểu
Các triệu chứng khác có thể gồm:
• Mệt mỏi
• Ngứa
• Nước tiểu ít đi
• Đau bụng
• Nhiễm trùng đường tiết niệu
• Kém ăn
• Sưng mắt phù mắt cá chân và bàn chân
Hãy để ý những triệu chứng này để có thể sớm giải quyết các vấn đề

Phòng ngừa sỏi thận bằng cách nào?

Để ngăn ngừa sỏi thận, tiến sĩ Jai khuyên nên tập thể dục hằng ngày, hạn chế lượng muối và tránh đồ ăn vặt và đồ chế biến sẵn.
Ăn trái cây tươi, rau, đậu và ngũ cốc nguyên cám và theo dõi lượng canxi hấp thụ vì không nên quá nhiều.
Người bị sỏi thận nên đi khám định kỳ để tránh bị suy thận, theo The Health Site.
Các triệu chứng của suy thận thường xuất hiện muộn nên bắt buộc phải lên lịch tái khám thường xuyên, ông nói thêm.
Các vấn đề về thận thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường

Nguyên nhân và triệu chứng của sỏi thận

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành sỏi thận, bao gồm, theo The Health Site.
• Uống không đủ nước
• Béo phì
• Tiền sử gia đình bị sỏi thận
• Dùng một số loại thuốc
• Một số bệnh về ruột như bệnh Chron’s
• Bệnh thận đa nang
• Nồng độ a xít uric và canxi cao.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO