Mướp đắng (tên khoa học là Momordica charantia) hay còn được gọi là khổ qua, lương qua, mướp mủ, thuộc họ bầu bí. Mướp đắng có nguồn gốc ở Châu Phi, Châu Á và được thuần hóa ở Ấn Độ. Tại Việt Nam, mướp đắng được ưa chuộng và trồng phổ biến.
Khổ qua (mướp đắng) thuộc dạng cây leo nhờ tua cuốn, thân có cạnh, ngọn có lông dài, lá mọc so le. Quả mướp đắng có hình thoi với hình dáng bên ngoài có nhiều u lồi.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy rằng khổ qua có chứa rất nhiều sinh tố và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng
|
Hàm lượng
|
Năng lượng
|
16 kcal
|
Nước
|
94.4 g
|
Protein
|
0.9 g
|
Chất béo
|
0.2 g
|
Carbohydrate (đạm)
|
2.8 g
|
Chất xơ
|
1.1 g
|
Sắt
|
0.60 mg
|
Natri
|
5 mg
|
Photpho
|
29 mg
|
Đồng
|
34 mg
|
Kẽm
|
0.80 mg
|
Vitamin C
|
22 mg
|
Vitamin B1
|
0.07 mg
|
Vitamin B2
|
0.04 mg
|
Vitamin PP
|
0.3 mg
|
Vitamin B5
|
0.212 mg
|
Vitamin B6
|
0.043 mg
|
Thành phần dinh dưỡng được nghiên cứu trong 100gr khổ qua (phần ăn được)
Một số tác dụng của mướp đắng (khổ qua) đối với sức khỏe
Giàu sinh tố, khoáng chất, đặc biệt là lượng vitamin C dồi dào (đứng đầu trong các loại rau, dưa, bí, gấp 5 – 20 lần dưa chuột) nên khổ qua có nhiều công dụng cho sức khỏe con người.
9 công dụng của mướp đắng (khổ qua) mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Tốt cho người bị tiểu đường tuýp II
Một trong những công dụng của khổ qua chính là giúp làm giảm lượng đường trong máu nhờ quá trình chuyển hóa glucose. Uống một ly nước ép khổ qua hoặc dùng trà khổ qua mỗi ngày sẽ giúp bạn sẽ nhận thấy sự cải thiện về sức khỏe rõ rệt.
Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc sốt thì bạn nên ngưng sử dụng khổ qua và gặp bác sĩ để có được những sự tư vấn cụ thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Người bị bệnh sỏi thận thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và khổ qua (mướp đắng) có thể làm phá vỡ viên sỏi đồng thời giúp cơ thể đào thải qua đường nước tiểu. Một số chất trong loại thực phẩm này còn làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, từ đó giảm triệu chứng đau do sỏi thận gây ra.
Tốt cho người bị ung thư tụy
Khổ qua có thể ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy (Nguồn: Internet)
Một lợi ích khác của khổ qua (mướp đắng) chính là đặc tính chống ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khổ qua có thể làm gián đoạn sản sinh glucose, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tụy.
Bên cạnh đó, khổ qua còn là ‘khắc tinh’ của các tế bào ung thư gan, đại tràng, ung thư vú và tiền liệt tuyến.
Làm giảm cholesterol
Lượng cholesterol cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách sử dụng khổ qua. Đây là một vị thuốc tự nhiên giúp cơ thể ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Bổ gan
Thường xuyên ăn khổ qua (mướp đắng) sẽ giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa, cải thiện chức năng túi mật, làm giảm ứ dịch nên khổ qua rất tốt cho những người bị xơ gan, viêm gan, táo bón.
Thanh nhiệt
Nhiều người thường thắc mắc uống nước khổ qua (mướp đắng) có tác dụng gì? Thực tế, việc uống nước khổ qua (mướp đắng) là một trong những cách giúp thanh nhiệt cơ thể trong những ngày hè nóng bức.
Kkhổ qua (mướp đắng) còn có thể làm mát là vì trong mướp đắng có rất nhiều nước. Trong 100gr khổ qua (mướp đắng) có đến 94.4 g hàm lượng nước. Lượng nước đó sẽ giúp làm mát cơ thể .
Làm đẹp da
Tất cả các loại thức ăn và đồ uống làm từ khổ qua (mướp đắng) đều mang lại rất nhiều lợi ích cho làn da. Một số thành phần trong trái khổ qua (mướp đắng) có thể giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
Tăng cường miễn dịch
Cơ thể có được hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn và bệnh tật. Mướp đắng chính là một phương pháp tự nhiên giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh, giảm nguy cơ dị ứng thức ăn, nhiễm nấm và ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày – thực quản hiệu quả.
Một số món ăn bài thuốc từ mướp đắng (khổ qua)
Theo y học cổ truyền, khổ qua có tính hàn, vị đắng, tác dụng của khổ qua giúp thanh nhiệt, giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa, dùng thường xuyên sẽ giúp làm giảm các bệnh ngoài da, da dẻ mịn màng. Khổ qua tươi nấu nước uống có tác dụng chữa hô, chữa mụn trứng cá, rôm sảy…
Mướp đắng có thể chế biến thành món ăn vừa bổ dưỡng, vừa có công dụng chữa bệnh (Nguồn: Internet)
Một số món ăn bài thuốc từ mướp đắng mà bạn có thể tham khảo:
- Mướp đắng trộn rau cần: Dùng khoảng 150gr mướp đắng, 120gr rau cần, tương mè, tỏi. Đầu tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, dội qua nước lạnh, để ráo. Sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các nguyên liệu khác. Món ăn này có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp cho người bệnh cao huyết áp.
- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh dùng với lượng vừa phải. Mướp đắng cắt bỏ ruột, nhồi trà xanh vào, phơi ở nơi thoáng gió một thời gian rồi lấy xuống, rửa sạch, cắt nhuyễn và trộn đều. Mỗi lần uống lấy 10g trà mướp đang vào tách, hãm với nước sôi sẽ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải khát.
- Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g, bỏ ruột, rửa sạch, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút, lấy nước uống. Nước mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, sáng mắt, dùng cho người bệnh gan nóng, mắt đỏ sưng đau.
Ngoài ra, mướp đắng còn có thể được làm thành nhiều món ngon khác như: canh mướp đắng nấu chả cá thác lác viên, canh khổ qua nhồi thịt, khổ qua sống với ruốc bông, khổ qua xào trứng, mứt khổ qua…
Những ai không nên ăn mướp đắng (khổ qua)?
Công dụng của khổ qua (mướp đắng) đối với sức khỏe là rất nhiều, tuy nhiên một số người dưới đây nên hạn chế hoặc không nên ăn mướp đắng để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe:
- Những người thường xuyên bị đau đầu hoặc đau đầu kinh niên.
- Những người bị bệnh hạ đường huyết.
- Những người mẫn cảm với thành phần vicine có trong hạt mướp đắng.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Những có những vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, dạ dày…
Tài liệu tham khảo
- Trang suckhoedoisong.vn, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.
- Sách Cây rau làm thuốc của TS Võ Văn Chi - NXB Đồng Tháp
- Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng trực thuộc Bộ Y Tế - NXB Y Học - 2007
- Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở.
Hồng Phượng (Tổng hợp)