Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong sớm, khiến bệnh tim và phổi nặng hơn, các triệu chứng hô hấp gia tăng, góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe đặc biệt là trẻ em và người già. Do đó mỗi người cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, khí thải bụi mịn đang xuất hiện dày đặc.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí là quá trình nhiều tác nhân hóa học, vật lý hoặc sinh học làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của không khí mà con người đang hít thở ở trong nhà hoặc ngoài trời. Các chất gây ô nhiễm được chứng minh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng bao gồm:
Đặc biệt, những hạt vật chất có đường kính nhỏ hơn 10 và 2,5 micron (PM10 và PM2,5) có nguy cơ gây ra rủi ro cho sức khỏe con người bằng cách xâm nhập sâu vào đường phổi và đi vào máu, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch và hệ hô hấp. Vào năm 2013, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của WHO (IARC) đã phân loại ô nhiễm không khí ngoài trời và các hạt vật chất bụi mịn thuộc nhóm chất gây ung thư.
Các hạt PM10 và PM2.5 có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe do có thể xâm nhập sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn
Hầu như tất cả mọi người đều tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm. Mặc dù rất nhiều biện pháp đang được thực hiện để cải thiện chất lượng không khí, tuy nhiên tác động bất lợi cho sức khỏe từ ô nhiễm không khí vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó bao gồm cả những khu vực phát triển. Cụ thể, các nước châu Âu dù đã giảm phát thải bụi mịn PM10 nhưng phần lớn dân cư sinh sống ở đô thị thuộc các nước châu Âu đều bị phơi nhiễm với hóa chất độc hại trong không khí có nồng độ cao hơn giá trị trung bình hàng năm WHO đưa ra.
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người và là nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không truyền nhiễm đứng hàng thứ hai, chỉ xếp sau hút thuốc lá. Theo thống kê của WHO năm 2016, tại khu vực Châu Âu có hơn 550 ngàn trường hợp tử vong do ảnh hưởng chung của ô nhiễm không khí từ môi trường trong nhà và ngoài trời. Tiếp xúc ngắn hoặc dài hạn với ô nhiễm không khí xung quanh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả trẻ em lẫn người lớn.
Một số nghiên cứu về các tác động khác của ô nhiễm không khí cũng cho thấy mối liên hệ đến bệnh tiểu đường, vấn đề rối loạn não bộ ở trẻ em (chẳng hạn như học kém, chậm phát triển, tự kỷ, thiếu tập trung, hoặc tăng động) và tình trạng thoái hóa thần kinh ở người lớn (bao gồm cả bệnh Alzheimer).
Để cải thiện chất lượng không khí, việc đầu tiên cần làm là giải quyết những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Các lĩnh vực chủ yếu góp phần gây ô nhiễm không khí bao gồm: nông nghiệp, năng lượng, giao thông, công nghiệp, thương mại và xử lý chất thải. Ngoài ra còn có đốt nhiên liệu rắn ở hộ gia đình và khói thuốc lá - một nguồn ô nhiễm không khí trong nhà quan trọng khác. Do đó, con người cần tiếp cận với đa dạng các biện pháp khác nhau để giải quyết ô nhiễm không khí. Mặc dù đã có rất nhiều thay đổi đang diễn ra ở một số quốc gia nhằm góp phần cải thiện chất lượng không khí, tuy nhiên vẫn cần sự chung tay nỗ lực hơn nữa. Một số ví dụ điển hình về các bước đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và thành phố bao gồm:
Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, cụ thể là tránh khói từ các phương tiện giao thông, bụi từ các công trình xây dựng hoặc các mùi hắc khó chịu, bác sĩ khuyến cáo người dân:
Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.