Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn vào mùa đông giá lạnh

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn vào mùa đông giá lạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn vào mùa đông lạnh rất quan trọng đến sức khỏe của trẻ không phải các bà mẹ nào cũng biết.Tại sao lại như vậy vì mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Sau đây mời các mẹ tham khảo cách tắm cho trẻ sơ sinh, cách giữ ấm và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách ngày lạnh mùa đông. Kinhnghiemquy sẽ giới thiệu cho các bà mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn vào mùa đông giá lạnh. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm nhé!

Mùa đông, thời tiết lạnh, vì thế không nhất thiết phải ngày nào cũng tắm cho trẻ. Trẻ em do không phải làm việc như người lớn nên cũng ít bị cáu bẩn hàng ngày, chỉ cần lau sạch cơ thể chúng với nước ấm và đặc biệt chú ý vệ sinh và lau khô phần cơ thể từ dưới rốn tới chân mỗi ngày là được. Một tuần bạn có thể tắm cho trẻ 2 lần.

Khi tắm cho trẻ, nhất thiết phải tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió và nên dùng quạt để sưởi ấm. Với những trẻ trên một tuổi, bạn nên mua một cái chậu to, thành chậu cao để làm sao khi trẻ ngồi vào mà nước bao phủ phần lớn người của trẻ. Nước sẽ giúp trẻ giữ ấm và không bị lạnh.

Kinh nghiem chăm sóc bé sơ sinh vào mùa đông

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng nên phòng sẽ ấm hơn là cho con tắm trước. Nếu thời tiết lạnh quá, bạn cũng thế thể cho vào nước một ít dầu tràm để cho trẻ ấm hơn.

Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên rưới nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước liên tục vào người trẻ.

Lúc bế con ra thì người kia cầm sẵn khăn ủ loại to chùm vào người bọc kín để thấm nước trên người con, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (cái này chủ yếu trong trường hợp trẻ sơ sinh). Nếu bạn chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau mọi người hay chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Một điều cần lưu ý nữa là trước khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.

Vào mùa đông, tần suất tắm nên giảm xuống để tránh gây kích ứng da của trẻ. Hạn chế thời gian tắm trong khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo nước vẫn đủ ấm.

Dưới đây là vài lời khuyên về cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Giữ ấm cho trẻ

Đây là một trong những lời khuyên chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông quan trọng nhất mà các bà mẹ trẻ nên ghi nhớ. Em bé cần được giữ ấm trong mùa đông. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.

Giữ da bé luôn khô thoáng

Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.

Dưỡng ẩm

Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

 Cho bé ở trong nhà

Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Dưỡng môi cho bé

Môi nứt nẻ và khô không chỉ là vấn đề của người lớn. Ngay cả trẻ sơ sinh và các em bé nhỏ cũng bị triệu chứng này. Chăm sóc làn da của bé trong mùa đông bằng cách giữ ấm và dưỡng ẩm. Dùng son dưỡng hoặc dầu trẻ em thoa lên môi để môi bé được mềm.

Hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh ngày lạnh

Cẩm nang gối đầu giường cho chị em khi tắm cho bé trong ngày đông rét mướt đây.
Không ít bậc cha mẹ nghĩ rằng, mùa đông chỉ cần lau người và thay quần áo cho bé mà không cần tắm thường xuyên. Tắm sạch một tí, bị gió lạnh mà ho thì khổ cả nhà. Tuy nhiên, cha mẹ lại không biết rằng nếu bé không được tắm rửa sạch sẽ khó chịu, mệt mỏi và chậm lớn.
Các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo rằng ngay cả những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, có như thế mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé phải thật cẩn thận kẻo dễ cảm lạnh hoặc nước nóng quá sẽ khiến bé tổn thương da.

 

Duy trì nhiệt độ nước tắm cho bé từ 32 – 34 độ C

Cách tắm cho bé:

Trước khi cho bé xuống nước bạn phải bế bé trên tay chừng 5 – 10 phút để hơi ấm của mẹ truyền sang cho bé. Nếu bé vừa ngủ dậy thì nên kiên nhẫn đợi thêm chút nữa để bé thật tỉnh táo. Việc này rất quan trọng vì nếu cơ thể bé không đủ ấm kèm với việc bạn cởi quần áo bé ra để tắm sẽ làm bé bị mất nhiệt 2 lần liên tiếp. Và nhiều khi chính điều này sẽ làm bé bị cảm lạnh. Thứ tự thao tác như sau:

* Rửa mặt: thực hiện đầu tiên (lưu ý lau mắt bằng khăn riêng, lau mắt từ trong ra ngoài
* Gội đầu: lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.
* Tắm thân người: thao tác nhanh để tránh mất nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng phải dùng khăn lau rửa cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi và khóc.

Quy trình tắm cho bé theo các bước đúng (từ trái sang phải)

 

* Sau khi tắm xong: đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng. Lúc này mẹ cũng cần ủ ấm cho bé, nếu để ý mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.
Lưu ý: Tuyệt đối không bỏ đi nghe điện thoại hoặc chưa xả sạch xà bông trên người bé khi tắm.

Tuyệt đối không bỏ đi nghe điện thoại hoặc làm việc riêng khi tắm cho bé

Lưu ý khi tắm cho bé

– Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rung mình. Hoặc không dùng quạt sưởi thì mẹ có thể ấp quần áo vào người mẹ cũng được.
– Cần đóng kín cửa sổ và cửa ra vào, không để gió lọt vào phòng. Nếu là mùa đông thì nên bật lò sưởi luôn để làm nóng không khí trong phòng.
– Nếu mẹ dùng lò sưởi cho bé khi tắm thì có thể rút ra lúc bé gần tắm xong. Vì lúc này nhiệt độ trong phòng đã ấm lên nhiều.
– Một số người mẹ thấy thời tiết lạnh thường tắm “từng bộ phận”, nhưng như vậy càng làm bé sợ nước và rét hơn. Mẹ nên để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy của bé, chú ý tránh mất nhiệt khi kỳ rửa cho bé.
– Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Mùa đông lạnh rất có hại đối với sức khỏe và da của bé, nhất là trẻ sơ sinh. Bài viết sau mách các mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông đúng cách:
Mùa đông lạnh có thể gây nên sự tổn thương lớn đến các em bé mới sinh. Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ và chăm sóc trong mùa đông thật cẩn thận. Trong những ngày lạnh giá, hầu hết các em bé đều bị cảm lạnh, ho và sốt. Da của bé cũng bị khô, rất cần được chăm sóc trong mùa đông. Chú ý quan tâm đến sức khỏe và da của trẻ sơ sinh, bạn có thể bảo vệ con mình tránh khỏi các mối nguy hiểm về sức khỏe.

 

Mùa đông được coi là mùa cúm, vì thế, việc giữ gìn sức khỏe cho bé trong mùa đông cũng cần được lưu ý

Thỉng thoảng nên cho bé ra ngoài

Đừng luôn cho bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh. Thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Hãy chắc chắn rằng thi thoảng, bạn và bé cùng được ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.

Tắm nắng mùa lạnh

Bé cần vitamin D từ ánh sáng mặt trời để xương mạnh khỏe. Nghiên cứu gần đây còn chứng minh rằng, vitamin D từ mặt trời còn giúp bé duy trì hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Và mùa đông, không phải ngày nào cũng có nắng ấm. Do đó, tranh thủ những ngày có nắng, bạn nên cho bé tắm nắng. Thời điểm lý tưởng để tắm nắng vẫn là buổi sáng sớm và chiều muộn (không nên coi thường nắng mùa đông vì vào lúc trưa, ánh nắng vẫn đầy những tia cực tím gây hại). Ngoài ra, cũng nên tăng cường các thực phẩm chứa vitamin D cho bé.

Mặc cho bé thoải mái và dễ chịu

Trừ khi phải ra ngoài lúc gió lạnh, còn khi ở nhà, bạn nên chọn cho bé những trang phục thoải mái và dễ chịu nhất. Đừng quên mũ, khăn và găng tay cho bé nếu phải ra ngoài khi trời gió (bé có thể mất đến 50% nhiệt độ cơ thể do thoát nhiệt ở đầu). Bạn có thể cảm thấy ấm hơn bé nhà bạn nếu bạn phải bế con hoặc đẩy xe cho bé.

Giữ bé khô ráo

Thời tiết mùa đông thường kéo theo mưa phùn ẩm ướt. Do đó, nên chọn cho bé những chiếc áo khoác, mũ không thấm nước. Nếu bé bị dính nước mưa, cần thay quần áo cho bé thật nhanh. Bao bọc bé sau đó để bé ấm và cung cấp cho bé một đồ uống ấm nếu bé vừa bị lạnh và bị ướt.

Giữ tay sạch sẽ

Bé cần được rửa tay thường xuyên ngay cả khi trời lạnh. Bởi vì bàn tay là nơi chứa nhiều virus gây bệnh. Ngoài ra, cha mẹ và người thân trong nhà cũng nên duy trì thói quen rửa tay bằng nước ấm và xà phòng để tránh lây nhiễm virus cho bé.

Ăn uống tốt

Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé cần nhiều vitamin hơn. Hãy nhớ cho bé ăn mỗi ngày với rau xanh và hoa quả, hạn chế đồ ăn béo. Rau theo mùa lạnh là tốt hơn cả, ví dụ như cải bắp, bí ngô, carrot… vì chúng có nhiều vitamin bé cần.

Cho bé uống đủ nước

Nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước cho bé vào mùa hè mà quên mất, mùa đông, bé cũng rất cần uống đủ nước. Với những bé phải nằm quạt (đèn) sưởi hoặc điều hòa thì khả năng mất nước càng lớn.

Ngủ ngon và thư giãn

Hệ miễn dịch của bé cần được nghỉ ngơi để khôi phục chức năng tốt nhất. Mệt mỏi sẽ khiến bé có nguy cơ cao hơn với bệnh nhiễm trùng. Cố gắng cho bé ngủ đủ giấc, tránh xem truyền hình trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, cũng nên cho bé có những hình thức thư giãn mỗi ngày (hoặc mỗi tuần) như đi công viên, vườn bách thú, đi bộ…

Đối phó với cảm

Nếu bé bị cảm nhẹ thì có thể bạn không cần dùng thuốc cho con. Nên cho bé uống đủ nước (đặc biệt là nước quả nhiều vitamin C), cho bé nghỉ ngơi để hồi phục sớm.

Hy vọng rằng qua bài viết cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn vào mùa đông giá lạnh trên đây sẽ giúp được cho các bà mẹ chăm sóc con trẻ của mình tốt hơn, đẻ trẻ luôn khỏe mạnh và thông minh. Kinhnghiemquy.com chúc các bà mẹ và các trẻ luôn mạnh khỏe!

Dưới đây là một vài điểm mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé

Thời điểm tắm cho bé

– Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h-10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.

Kỹ thuật tắm cho bé
Chuẩn bị:

* 2 chậu nước, một để cho bé vào tắm, và một để lúc tắm xong sẽ dùng tráng cho bé. Duy trì nhiệt độ nước gần như nhiệt độ trong buồng tử cung (từ 32 – 34ºC), còn nhiệt độ môi trường khoảng 28-29ºC. Mực nước trong chậu chỉ khoảng 8cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm (nước sạch không làm bẩn rốn bé).
* 2 khăn xô, một để rửa mặt gội đầu, chiếc kia để lau khô đầu khi vừa gội xong
* Khăn choàng cho bé, các mẹ nên dùng 2 loại khăn: khăn tắm dày và khăn xô mỏng cỡ to. Khăn tắm dày để ngoài, khăn xô lót trong để vừa thấm nước sau khi tắm xong vừa ủ ấm cho bé.
* Lấy sẵn quần áo định mặc cho bé. Mẹ nhớ chuẩn bị thêm tất chân, tất tay và mũ che thóp cho bé.

Lời ngỏ

Học hỏi từ những sai lầm của bạn. Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng cách bạn đối phó với chúng là điều quan trọng. Hãy học hỏi từ sai lầm của bạn và sử dụng chúng như một cơ hội để phát triển. KinhNghiemQuy chia sẽ kinh nghiệm làm mẹ, kinh nghiệm chăm sóc e bé, kinh nghiệm gia đình, kinh nghiệm tài chính, kinh nghiệm giáo dục con, kinh nghiệm thú cưng, kinh nghiệm trong cuộc sống giúp bạn tránh được những sai lầm. Nếu bạn thấy thông tin hữu ích bằng việc click vào các quảng cáo trên website là bạn đã ủng hộ cho đội ngũ của chúng tôi. Xin chân thành cám ơn.

©Bản quyền 2014
Cung cấp bởi SOPRO